Danh mục tài liệu

Luận văn: Chính Sách Quản Lý Tài Nguyên Cộng Đồng Đầm Ô Loan, Huyện Tuy An - Tỉnh Phú Yên

Số trang: 94      Loại file: doc      Dung lượng: 17.11 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chính sách quản lý tài nguyên cộng đồng được xây dựng nhằm quản lý đầm Ô Loan theo hướng bền vững, để phục hồi và bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản của đầm. Trong
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn: Chính Sách Quản Lý Tài Nguyên Cộng Đồng Đầm Ô Loan, Huyện Tuy An - Tỉnh Phú Yên BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINHCHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN CỘNG ĐỒNG ĐẦM Ô LOAN HUYỆN TUY AN-TỈNH PHÚ YÊN NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2008 Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trườngĐại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Chính Sách QuảnLý Tài Nguyên Cộng Đồng Đầm Ô Loan, Huyện Tuy An - Tỉnh Phú Yên” do NguyễnThị Phương Dung, sinh viên khóa 30, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảovệ thành công trước hội đồng vào ngày TS Đặng Minh Phương Người hướng dẫn, Ngày tháng năm Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo Ngày tháng năm Ngày tháng năm LỜI CẢM TẠ Quãng thời gian bốn năm trên giảng đường đại học sắp kết thúc và giờ đã đ ếnlúc phải nói lời chia tay với tất cả thầy cô và bạn bè tại trường đại học Nông LâmThành Phố Hồ Chí Minh. Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và sinh hoạt tạitrường, tôi đã tích lũy được vô vàn kiến thức về kinh nghiệm sống và học tập quýbáu. Trước khi kết thúc khóa học, việc hoàn tất khóa luận tốt nghiệp là minh chứngcho thành quả bao năm học tập. Và tôi muốn nhân dịp này đ ể bày tỏ lòng cảm ơnchân thành đến Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban Chủ Nhiệm Khoa, các Thầy Côgiảng dạy và các bạn sinh viên lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường 30 đã cùng gắnbó với tôi trong suốt quãng thời gian qua. Hơn ai hết tôi không thể nào quên công ơn của thầy trưởng bộ môn, người đãsáng lập nên chuyên ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường - Tiến sĩ Đ ặng MinhPhương. Thầy đã nhiệt tình chỉ bảo chúng tôi học tập, truyền đạt những kiến thứcbổ ích cũng như những điều hay lẽ phải để tôi trưởng thành như ngày hôm nay.Đồng thời Thầy cũng là giáo viên hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệpnày. Xin gửi đến Thầy lòng biết ơn chân thành nhất. Cám ơn Thầy! Bên cạnh đó, trong quá trình đến địa bàn nghiên cứu, phỏng vấn hộ tại đầm ÔLoan, các cô chú, anh chị ở Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Huyện TuyAn và các chú ở Uỷ Ban Nhân Dân Các Xã Ven Đầm đã ủng hộ và trợ giúp rất nhiềuđể tôi có số liệu tính toán cho khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đồng thời cho tôi gửi lời cám ơn đến các anh chị ở Chi Cục Môi Trường, cácanh chị trong dự án SEMLA, Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, nhữngngười đã tạo điều kiện tốt cũng như giúp tôi tìm kiếm những thông tin cần thiếtphục vụ cho việc viết khóa luận. Lời cuối cùng tôi muốn gởi đến là đằng sau thành công của mình có được ngàyhôm nay, tôi không thể nào quên hình ảnh của ba mẹ, người đã sinh thành, dưỡngdục tôi khôn lớn cũng như luôn theo sát, động viên và ủng hộ tôi về mọi mặt. Tôi xingiữ lại những tình cảm tốt đẹp nhất trong trái tim mình. NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG. Tháng 07 năm 2008. “Chính Sách Quản LýTài Nguyên Cộng Đồng Đầm Ô Loan, Huyện Tuy An - Tỉnh Phú Yên”. NGUYEN THI PHUONG DUNG. July 2007. “Common ManagementResources Policy of O Loan Lagoon, Tuy An District – Phu Yen Provine”. Khoá luận xác định tình trạng hiện tại của đầm Ô Loan là tự do tiếp cận, dođó việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản diễn ra ồ ạt. Sự gia tăng một cá nhân khaithác sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của các cá nhân khác trong cộng đồng dân cư ven đầm(yếu tố ngoại tác), những hành vi khai thác không được kiểm soát chặt chẽ dẫn đếnnhững vấn đề và mâu thuẫn xảy ra. Khoá luận định lượng lợi ích của người dân t ừhoạt động khai thác trong những năm hiện tại là rất thấp, đời sống của cộng đ ồngđang rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Chính sách quản lý tài nguyên cộng đồng được xây dựng nhằm quản lý đầm ÔLoan theo hướng bền vững, để phục hồi và bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản c ủa đ ầm.Trong mô hình quản lý cộng đồng, các nhóm cộng đồng được thành lập và hoạt độngthống nhất với nhau, ngư dân được giao quyền sở hữu và họ tự quản lý nguồn tàinguyên. Ngoài ra, khóa luận đã xác định được phương trình hàm sản lượng theo nỗlực đánh bắt (số đăng chấn) là Ht = - 0.0000249*Et2 + 0.213*Et - 127.410 và mứckhai thác bền vững về sinh học (EMSY = 4277, HMSY = 328 tấn), sản lượng khai thácvà mức nỗ lực bỏ ra trong điều kiện tự do tiếp cận ( EOA = 7022, HOA = 140,5 tấn) vàcó sở hữu (E* = 3.875, H*= 324 tấn). Qua đó thấy được mức nỗ lực khai thác hiện tạicủa đầm ( E2007 = 5530) đang ở gần với mức khai thác tự do tiếp cận, cần có biệnpháp chuyển về mức khai thác tối ưu về kinh tế. Từ đó giúp cộng đồng phân côngkhai thác nhằm quản lý việc khai thác hiệu quả. Với chính sách đề ra, khoá luậnmong muốn nguồn lợi thuỷ sản dần phục hồi bởi đây là nguồn sống chủ y ếu chocộng đồng dân cư ven đầm. Bên cạnh đó, khoá luận cũng đề ra những ý kiến nhằmhoàn thiện chính sách, hoạt động hiệu quả hơn cũng những khó khăn và thuận lợi khichính sách được thực hiện. MỤC LỤC TrangDanh mục các chữ viết tắt viiiDanh mục các bảng ixDanh mục các hình xDanh mục phụ lục xi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTCN – TTCN Công Nghiệp – Trung Tâm Công NghiệpCPR Tài Nguyên Chung Cộng Đồng (Common property resourses)ĐNN Đất Ngập NướcHTX Hợp Tác XãKTTS Khai Thác Thủy SảnNTTS Nuôi Trồng Thuỷ SảnNN & PTNT Nông Nghiệp và Phát Triển Nông ThônQĐ Quyết ĐịnhTTCN Trung Tâm Công NghiệpTCVN Tiêu Chuẩn Việt NamUBND Uỷ Ban Nhân ...

Tài liệu có liên quan: