
LUẬN VĂN: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại – Yếu tố tiền đề chủ yếu của kinh tế tri thức
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại – Yếu tố tiền đề chủ yếu của kinh tế tri thức LUẬN VĂN:Cuộc cách mạng khoa học và côngnghệ hiện đại – Yếu tố tiền đề chủ yếu của kinh tế tri thức Nội dung I. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại – Yếu tố tiền đề chủyếu của kinh tế tri thức Các Mác từng nói: “ Khoa học là tinh hoa của tiến trình phát triển chungcủa lịch sử. Hơn thế nữa, đó là đòn bẩy mạnh mẽ của lịch sử, là một lực lượngcách mạng, theo ý nghĩa chính xác nhất của từ đó”. Lịch sử phát triển của xã hộiloài người đã chứng minh điều đó là đúng. Ngay từ thế kỉ XVII, khoa học đã từng bước đưa ngành trồng trọt chăn nuôitrở thành cốt lõi của nền kinh tế nông nghiệp, phát triển chủ yếu dựa vào tàinguyên thiên nhiên. Đến giữa thế kỉ XVII, nền kinh tế công nghiệp bắt đầu đượchình thành. Từ đó đã có hai cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra nhờ sự phát triểnvượt bậc của khoa học kĩ thuật, được đánh dấu bằng sự ra đời của máy hơi nướcvà máy phát điện. Và đặc biệt, với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đầu thế kỉXX, loài người đã đi sâu nghiên cứu thế giới từ vi mô đến vĩ mô, tất cả những sựvật nằm ngoài khả năng quan sát của giác quan con người. Hàng loạt những phátkiến vĩ đại về phân tử, nguyên tử, hạt nhân, các hạt cơ bản... đến những hiểu biếtvề vũ trụ: các vì sao, thiên hà, đại thiên hà, sự giãn nở của vũ trụ... Người ta ướctính rằng trong thế kỉ XX toàn bộ lượng thông tin, tri thức tăng thêm khoảng 1000lần so với đầu thế kỉ và vượt trội tất cả các tri thức mà loài người tích lũy đượctrong suốt lịch sử phát triển từ thế kỉ XIX trở về trước. Cuộc cách mạng khoa họckĩ thuật đó tất yếu sẽ dẫn đến cuộc cách mạng về lực lượng sản xuất mà ngày naychúng ta gọi là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, bắt đầu vàokhoảng từ sau đại chiến thế giới lần thứ hai. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được mở đầu bằng côngnghệ thông tin (CNTT). CNTT là nhân lõi của cuộc cách mạng khoa học và côngnghệ hiện đại, nó phản ánh giai đoạn phát triển mới về chất của sản xuất trong đóhàm lượng trí tuệ là thành phần chủ yếu trong sản phẩm. CNTT bao gồm từ phần cứng như chế tạo các mạch vi điện tử, các máy vitính, máy siêu tính... các dây chuyền sản xuất tự động hóa, các thiết bị ngoại vicho đến các phần mềm ứng dụng và các phần mềm hệ thống. Một phần quan trọngnữa trong CNTT phải kể đến là các loại thiết bị viễn thông, điện tử công nghiệp,điện tử tiêu dùng... Mạng máy tính và internet đã và đang trở thành hệ thống huyếtmạch quan trọng trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội. Năm 1993 đã có 1triệu người nối mạng, đến tháng 3 – 2000 số người dùng đã lên tới 280 triệu. Rõràng là mạng internet không còn là một phương tiện kĩ thuật thuần túy mà đãthành một môi trường mới cho mọi hoạt động của con người và có tác động rấtlớn đến sự chuyển biến nhanh chóng của đời sống con người trên khắp hành tinh. Thứ đến là công nghệ sinh học (CNSH), đây là một bước đột phá vào thếgiới đầy bí ẩn của sự sống. Nó bắt đầu bằng việc khám phá ra các phân tử hìnhxoắn kép (ADN). Công nghệ cao này đã tạo ra một tiềm năng vô tận cho sản xuấtra các loại lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và các vật liệu công nghiệpnhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Cùng với CNTT và CNSH là một loạt các công nghệ cao khác: công nghệvật liệu mới, công nghệ năng lượng công nghệ hàng không – vũ trụ... Nhiều loạivật liệu mới với các tính năng ưu việt không thể tìm thấy trong tự nhiên đã đượctạo ra: vật liệu tổ hợp, vật liệu com-pô-zit, các chất bán dẫn... Nhiều nguồn nănglượng mới được tạo ra để thay thế các nguồn năng lượng tự nhiên sắp cạn kiệt, đặcbiệt là năng lượng nguyên tử. Đáng chú ý là công nghiệp hàng không-vũ trụ vớitriển vọng đưa con người đến với các hành tinh khác trong vũ trụ.... Nhờ các công nghệ cao đó, nền kinh tế thế giới đạt mức tăng trưởng chưatừng có. Ngày nay, tổng sản phẩm của thế giới ước tính khoảng 30.000 tỉ USDnghĩa là gấp khoảng 123 lần so với tổng sản phẩm thế giới những năm 50 (1300 tỉUSD). Có thể nói, bộ phận cách mạng nhất tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dưcủa lực lượng sản xuất to lớn của loài người ngày nay là khoa học công nghệ. CácMác đã dự báo rằng khoa học sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và đã trởthành hiện thực. Chính điều đó đã tạo tiền đề cho sự hình thành kinh tế tri thức. II. Một số vấn đề chung về nền kinh tế tri thức 1. Khái niệm kinh tế tri thức Kinh tế tri thức là một sản phẩm trực tiếp của cuộc cách mạng khoa học vàcông nghệ hiện đại. Nền kinh tế đó đang dần được hình thành, có nhiều tên gọikhác nhau nhưng phổ biến hơn cả là thuật ngữ “kinh tế tri thức”(knowledgeeconomy) hay “kinh tế dựa trên tri thức”(knowledge based economy). Theo cách định nghĩa của tổ chức quốc tế về hợp tác và phát triển kinh tế(viết tắt là OECD): Kinh tế tri thức là một dạng hình kinh tế trong đó sự sản sinh,phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển củanền kinh tế nhằm tạo ra của cải vật chất, nâng cao chất lượng cuộc sống conngười. Cũng có thể định nghĩa đơn giản hơn: Kinh tế tri thức là nền kinh tế trongđó khoa học, kĩ thuật và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tốhàng đầu quyết định việc sản xuất ra của cải, sức cạnh tranh và triển vọng pháttriển. Như vậy trong nền kinh tế tri thức, vấn đề không chỉ ở việc tạo ra tri thức,mà phải thu nhận, sử dụng và truyền bá tri thức. Kinh tế tri thức không chỉ baohàm duy nhất các lĩnh vực lao động với công nghệ cao, sử dụng lao động có trithức và lao động có kĩ năng cao là chính, mà còn quá trình tri thức xâm nhập vàchi phối tất cả mọi hoat động kinh tế. Nghĩa là không phải tất cả các ngành đềuphải dựa trên nền tảng công nghệ kĩ thuật cao, song điều chắc chắn là tất cả cácngành đều hoạt động dưới ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kinh tế tri thức công nghệ hiện đại cách mạng khoa học kinh tế kinh tế chính trị luận văn kinh tế luận văn chính trị luận vănTài liệu có liên quan:
-
Thảo luận đề tài: Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu
98 trang 340 0 0 -
LUẬN VĂN: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP HỌC TÍCH CỰC VÀ ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN LỌC THƯ RÁC
65 trang 260 0 0 -
4 trang 255 0 0
-
79 trang 250 0 0
-
Luận văn: Thiết kế xây dựng bộ đếm xung, ứng dụng đo tốc độ động cơ trong hệ thống truyền động điện
63 trang 240 0 0 -
Báo cáo thực tập nhà máy đường Bến Tre
68 trang 235 0 0 -
Tiểu luận: Phân tích chiến lược của Công ty Sữa Vinamilk
25 trang 232 0 0 -
Trọng dụng nhân tài: Quyết làm và biết làm
3 trang 231 0 0 -
BÀI THUYẾT TRÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN
11 trang 226 0 0 -
Đồ án: Kỹ thuật xử lý ảnh sử dụng biến đổi Wavelet
41 trang 226 0 0 -
Luận văn đề tài : Thiết kế phần điện áp một chiều cho bộ UPS, công suất 4KVA, điện áp ra 110KV
89 trang 222 0 0 -
Đề tài Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất'
35 trang 222 0 0 -
Luận văn: Thiết kế, xây dựng hệ thống phun sương làm mát tự động
68 trang 217 0 0 -
Báo cáo bài tập môn học : phân tích thiết kế hệ thống
27 trang 210 0 0 -
Luận văn: Nghiên cứu văn hóa Ấn Độ
74 trang 210 0 0 -
Luận văn: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PLC TRONG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LA HIÊN THÁI NGUYÊN
71 trang 209 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp: Thương mại điện tử trong hoạt động ngoại thương VN-thực trạng và giải pháp
37 trang 208 0 0 -
Bàn về nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ thế giới và các loại hình hiện nay ở Việt Nam -4
8 trang 207 0 0 -
Mua bán, sáp nhập Doanh nghiệp ở Việt Nam (M&A)
7 trang 197 0 0 -
43 trang 196 0 0