
Luận văn: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ Luận vănĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ 1 LỜI MỞ ĐẦU Thế giới bước vào thế kỷ 21 với những nét đặc trưng riêng mà trướcđó chưa từng có, đó là quá trình toàn cầu hoá diễn ra trên mọi lĩnh vực củađời sống con người, nó thu hút tất cả mọi thể trên trái đất vào vòng xoáytoàn cầu hoá. Với quá trình này, nó làm cho con người ngày càng phụ thuộcchặt chẽ nhau hơn, khoảng cách giữa các quốc gia xích lại gần nhau hơn,khái niệm biên giới được hiểu theo nghĩa rộng hơn và đặc biệt là đối với cácdoanh nghiệp thì nó tạo ra cơ hội vừa tạo ra những thách thức vô cùng khókhăn. Quá trình đổi mới, cải cách kinh tế và hội nhập khu vực và toàn cầucủa Việt Nam trong hơn 15 năm qua đã thu được những thành công rất có ýnghĩa trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, công cuộc công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước (CNH – HĐH). Kinh tế phát triển, xuất khẩu được đẩymạnh, quan hệ quốc tế rộng khắp. Đó thực sự là những điều kiện tiên quyếtcho sự phát triển của Việt Nam. Đóng góp vào thành công của Việt Nam, còn có sự đóng góp quantrọng của những nguồn nhân lực từ b ên ngoài, đặc biệt là vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Invesment). Việt Nam đã và đang cónhững thuận lợi, những cơ hội và cả nhữ ng thách thức lớn trong quá trìnhthu hút FDI. Với mong muốn góp phần vào việc xác định hướng đúng đắn cho hoạtđộng FDI trong thời gian tới, trên cơ sở nắm vững tình hình quốc tế cũngnhư trong nước, tiểu luận của em tập trung nghiên cứu về FDI với đề tài:“Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đối với việc chuyển đổi cơcấu kinh tế”. 2 NỘI DUNGI . LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI : 1. Khái niệm: Đầu tư nước ngoài là một trong các hoạt động kinh tế đối ngoại của cáccông ty nhằm thu lợi khi thực hiện kinh doanh quốc tế với hai hình thức đầutư: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) có vai trò quan trọng hơn hỗ trợ phát triển chính thức (OfficialDevelopment Assistance – ODA). ODA là hình thức viện trợ không hoàn lạihoặc cho vay vốn với những điều kiện đặc biệt ưu đãi nhằm giúp các nướcchậm và đang phát triển đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xãhội. Ở đây ta chỉ đề cập về đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN). Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 (trích điều 2 trang6): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào ViệtNam vốn bằng tiền mặt hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầutư theo quy định của luật này”. Đặc điểm nổi bật của đầu tư trực tiếp nước ngoài là các nhà đầu tư tựkiểm soát quá trình hoạt động và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinhdoanh của mình. Mục tiêu chính của các nhà đầu tư là tối đa hoá lợi nhuận. Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài với tư cách là phương thức hoạtđộng chủ đạo của các công ty xuyên quốc gia không chỉ đơn thuần là sự chuchuyển tài chính quốc tế, mà cùng với nó là sự chuyển giao công nghệ v àcác tài sản vô hình khác. Về thực chất đây là nhân tố tạo nên sự tăng trưởngkinh tế mạnh mẽ và dài hạn. 2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu: Doanh nghiệp liên doanh: Hình thức này doanh nghiệp được hình thành do sự góp vốn của cácbên nước ngoài tham gia đầu tư và bên nhận đầu tư. Doanh nghiệp liêndoanh được thành lập có tư cách pháp nhân trong phạm vi luật pháp củanước chủ nhà. Các bên cùng góp vốn, cùng quản lý điều hành, cùng phânchia lợi nhuận và cùng chịu rủi ro. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng: Là hình thức phĩa nước đầu tư và nước nhận đầu tư tiến hành ký hợpđồng hợp tác kinh doanh như hợp tác sản xuất phân chia lợi nhuận, phân 3chia sản phẩm, … trên cơ sở các điều kiện có đóng góp của các b ên về đấtđai, nhà xưởng của phía nước chủ nhà; vốn công nghệ của các bên, khônghình thành nhân mới. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Nước nhận đầu tư cho phép đầu tư trực tiếp nước ngoài thuê đất, thuênhân công, xí nghiệp, tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật của nướcnhận đầu tư, đơn vị đầu tư được thành lập có tư cách pháp nhân theo luậtpháp của nước chủ nhà. Ngoài các hình thức nêu trên, Luật bổ sung năm 2000 còn cho phép đadạng hoá các phương thức đầu tư như phương thức “Hợp đồng xây dựng -kinh doanh - chuyển giao (BOT)”, phương thức “Hợp đồng xây dựng –chuyển giao (BT)”. Mỗi hình thức đầu tư đều có mặt mạnh và hạn chế nên tuỳ tình hình cầnđa dạng hoá các phương thức đầu tư cho thích hợp để điều chỉnh cơ cấuchung của nền kinh tế và quy hoạch phát triển từng ngành, từng địa phươngcũng như cả nước.II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀIVÀO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA:1. Tình hình cấp giấy phép đầu tư: 1.1. Vốn đầu tư đăng ký: Kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành (1987) đến thang 12năm 2002 đã có gần 4030 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấp phép đầutư với số vốn đăng ký đạt khoảng 50,2 tỷ USD. Trong đó thời kỳ 1988 –1990 có 219 dự án với số vốn đăng ký khoảng 1,6 tỷ USD; thời kỳ 1991 –1995 có 1398 dự án với số vốn đăng ký khoảng 16,24 tỷ USD; thời kỳ 1996– 2000 có 765 dự án với số vốn đăng ký khoảng 11,6 tỷ USD. 1.2. Cơ cấu vốn đầu tư: Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài đã thay đổi theo chiều hướng ngày càngphù hợp hơn với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướngCNH – HĐH. Nếu trong những năm trước đây vốn đầu tư nước ngoài tậptrung chủ yếu vào lĩnh vực xây khách sạn, văn phòng cho thuê … thì giaiđoạn hiện nay nguồn vốn này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất vậtchất, chiếm với 1/2 tổng số dự án và số vốn đầu tư, vốn cơ cấu ngành nghềđược điều chỉnh hợp lý hơn, hướng mạnh vào xu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
vốn nước ngoài hiệu quả đầu tư giải pháp đầu tư vốn doanh nghiệp Đầu tư phát triển thực trạng đầu tưTài liệu có liên quan:
-
Nghị định số 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
32 trang 419 0 0 -
Thảo luận đề tài: Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu
98 trang 340 0 0 -
Bài giảng Nguyên lý đầu tư: Chương 1 - Nguyễn Thị Minh Thu
42 trang 337 0 0 -
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư mà bạn cần biết
6 trang 317 0 0 -
Hiệu quả đầu tư và các chỉ tiêu đánh giá
6 trang 208 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp
5 trang 192 0 0 -
Hiệu quả đầu tư và dư địa cho các chính sách kích thích kinh tế của Việt Nam hiện nay
10 trang 134 0 0 -
95 trang 124 0 0
-
4 trang 87 0 0
-
5 tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng
4 trang 83 0 0 -
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư
3 trang 53 0 0 -
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
2 trang 50 0 0 -
Cách đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng
6 trang 47 0 0 -
Giáo trình Lập và phân tích dự án: Phần 1
52 trang 44 0 0 -
Giáo trình Lập và phân tích dự án: Phần 2
48 trang 42 0 0 -
Bài giảng môn học Phân tích hiệu quả kinh doanh: Phần 1 - ThS. Lê Xuân Thủy
40 trang 41 0 0 -
47 trang 41 0 0
-
Bài thuyết trình: Chi phí sử dụng vốn biên tế
17 trang 40 0 0 -
Phân tích tài chính dự án đầu tư và đánh giá hiệu quả tài chính dự án
6 trang 39 0 0 -
42 trang 39 0 0