Danh mục

Luận văn đề tài : Kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở thành phố Đà Nẵng

Số trang: 105      Loại file: doc      Dung lượng: 458.00 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là một đường lối chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy mọi nguồn lực để phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời hoàn thiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn đề tài : Kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở thành phố Đà Nẵng Luận vănKinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở thành phố Đà Nẵng Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là một đường lối chiến lược lâudài của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy mọi nguồn lực để phát triển lựclượng sản xuất, đồng thời hoàn thiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhànước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Nghị quyết hội nghị Trungương lần thứ 5 (khoá IX) nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách,khuyÕn khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”, “các thành phầnkinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng củanền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác vàcạnh tranh lành mạnh”. Nhờ có chính sách đúng đắn này mà khu vực kinh tếtư nhân ở nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gầnđây. Các doanh nghiệp ở khu vực kinh tế tư nhân ngày càng có vị trí hết sứcquan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định: Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh. Các thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo pháp luật đÒu là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng tồn tại và phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh [12, tr.27]. Từ năm 1997 đến nay, thành phố Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh QuảngNam - Đà Nẵng để trở thành đơn vị trực thuộc Trung ương, kinh tế tư nhân đãcó bước phát triển tích cực, góp phần đáng kể cho phát triển kinh tế-xã hộicủa thành phố. Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 16-10- 2003 của Bộ Chính trị vềxây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước có nêu rõ: “Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành mộttrong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế-xã hội lớn của miềnTrung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ...”[1]. Từ quan điểm chỉ đạo trên, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵngban hành Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày 19-11-2003 của Thànhuỷ Đà Nẵng, xác định nhiệm vụ trọng tâm là: Tập trung phát triển mạnh dulịch và các dịch vụ mà thành phố có thế mạnh, xây dựng Đà Nẵng trở thànhmột trong những trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ lớn của cả nước. Trong những năm qua khu vực kinh tế tư nhân của thành phố Đà Nẵngđã vươn lên trưởng thành và đóng góp 30% GDP, tốc độ tăng trưởng bìnhquân hàng năm là 9,6%/ năm. Các doanh nghiệp ở khu vực kinh tế tư nhân cókhả năng khai thác và thu hót vốn trong dân, đây là nguồn vốn có nhiều tiềmnăng chưa được khai thác. Các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân sản xuấtmột khối lượng sản phẩm, dịch vụ tương đối lớn đáp ứng cho nhu cầu xã hội,làm giảm bớt áp lực của thị trường. Kinh tế tư nhân đã đóng góp nguồn thungày càng lớn vào ngân sách nhà nước, năm 2005 là 334,239 tỉ đồng, tăng44,67 % so với năm 2004. Kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực tư nhânnăm 2005 đạt 29,1 triệu USD, chiếm tỉ trọng 5,82% và tăng 32,4% so với năm2004. Khu vực kinh tế tư nhân đã tạo ra nhiều việc làm trong những năm gầnđây, giảm tỷ lệ thất nghiệp, từ đó dẫn đến giảm bớt các tệ nạn xã hội và tạo rasự phát triển hài hoà cho nền kinh tế vv.... Tuy nhiên, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân nhất là trong lĩnhvực thương mại ở thành phố Đà Nẵng trong những năm qua vẫn chưa tươngxứng với tiềm năng và thế mạnh, khả năng cạnh tranh và hội nhập còn yếukém. Tỉ trọng GDP còn nhỏ, đóng góp vào nguồn thu ngân sách chưa cao,việc quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân nhất là trong lĩnh vực thươngmại còn nhiều yếu kém. Hơn nữa, kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mạicó những khiếm khuyết không nhỏ: Tù phát, quá coi trọng lợi Ých cá nhândẫn đến những việc làm phi pháp như trèn lậu thuế, buôn bán hàng giả, hàngcấm, chụp giật, không những gây thiệt hại về kinh tế mà còn tác động tiêu cựctới môi trường văn hoá - xã hội Vì vậy, việc nghiên cứu thực tế kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thươngmại ở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để rót ra những bài học kinh nghiệmnhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của loại hình kinh tế này làđòi hỏi khách quan, cần thiết. Đó là lý do tôi đã chọn đề tài “Kinh tế tư nhântrong lĩnh vực thương mại ở thành phố Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Từ khi có chính sách đổi mới của Đảng đến nay, vấn đề phát triển kinhtế tư nhân đã được nhiều cơ quan và cá nhân nghiên cứu, các công trình nàythường tập trung trình bày tính tất yếu của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thànhphần, thực trạng và vai trò của kinh tế tư nhân và một số biên pháp của Đảngvà Nhà nước đối với các thành phần nghiên cứu này. Có thể kể ra một số cáccông trình nghiên cứu của một số tác giả như sau: - GS.TS Hồ Văn Vĩnh (2001). Kinh tế tư nhân và quản lý nhà nước đốivới kinh tế tư nhân nước ta hiện nay, Đề tài cấp Bộ, Học viện Chính trị quốcgia Hồ Chí Minh, Hà Nội - GS. TS Tô Xuân Dân, T.S. Nghiêm Xuân Đạt, TS. Vũ Trọng Lâm(2002), Phát triển và quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Nxb Khoahọc và kỹ thuật, Hà Nội. - TS. Nguyễn Thị Như Hà (2004). Các thành phần kinh tế trong lĩnhvực thương mại ở nước ta hiện nay. Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chínhtrị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội - PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai (2005), Kinh tế tư nhân Việt Nam trongtiến trình hội nhập, Nxb Thế giới, Hà Nội. Ở thành phố Đà Nẵng, vấn đề nghiên cứu kinh tế tư nhân cũng đã đượcquan tâm, hiện nay có 02 công trình nghiên cứu sau: - CN. Trần Văn Năm (2000), Kinh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: