Danh mục tài liệu

Luận văn đề tài: Vấn đề tổ chức thực tiễn của cán bộ cấp huyện ở Điện Biên hiện nay

Số trang: 79      Loại file: pdf      Dung lượng: 640.36 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thắng lợi, cần phải tổ chức thực hiện những mục tiêu mà các nghị quyết của Đảng đã đề ra. Nghĩa là phải hiện thực hóa những yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu mà sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang đòi hỏi. Muốn vậy, phải nâng cao hơn nữa hiệu quả, năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung và cấp huyện nói riêng. Đây là vấn đề quyết định đến sự thành bại của sự...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn đề tài: Vấn đề tổ chức thực tiễn của cán bộ cấp huyện ở Điện Biên hiện nay LUẬN VĂN:Vấn đề tổ chức thực tiễn của cán bộ cấp huyện ở Điện Biên hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Để sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thắng lợi, cần phải tổ chứcthực hiện những mục tiêu mà các nghị quyết của Đảng đã đề ra. Nghĩa là phải hiện thựchóa những yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu mà sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đangđòi hỏi. Muốn vậy, phải nâng cao hơn nữa hiệu quả, năng lực tổ chức thực tiễn của độingũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung và cấp huyện nói riêng. Đây là vấn đề quyết địnhđến sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạnhiện nay. Vấn đề đặt ra là có nâng cao được hiệu quả và năng lực tổ chức thực tiễn chođội ngũ cán bộ thì mới có thể hiện thực hóa được chủ trương, đường lối, chính sách củaĐảng; pháp luật của Nhà nước vào trong đời sống xã hội. Hơn nữa, thông qua quá trình tổ chức thực hiện chủ trương chính sách, nghịquyết của Đảng; pháp luật của Nhà nước vào trong cuộc sống, sẽ không ngừng nâng caonăng lực lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung và cán bộ cấphuyện nói riêng. Vấn đề nâng cao hiệu quả tổ chức thực tiễn không chỉ quan trọng đối với cán bộlãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, Trung ương mà còn đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp huyệnnhất là cấp huyện miền núi. Bởi vì, đối với miền núi, cấp huyện có vị trí chiến lược hết sứcquan trọng trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện các chủ trương đường lối, nghị quyếtcủa Đảng và pháp luật của Nhà nước vào trong đời sống ở cơ sở. Vì cơ sở là mắt khâu cuốicùng để kết nối chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng và pháp luật củaNhà nước thành một chỉnh thể hoàn chỉnh cho sự phát triển. Đồng thời, cơ sở còn là cấp đểkiểm nghiệm tính phù hợp hay chưa phù hợp của các chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách pháp luật của Nhà nước. Đối với miền núi phía Bắc nói chung, vai trò của cấp huyện vôcùng quan trọng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chiến lược phát triển kinh tế -xã hội. Nhận thức rõ tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ cấp huyện, cũng như việc pháthuy hiệu quả tổ chức thực tiễn cho đội ngũ cán bộ cấp huyện nói chung và cán bộ huyệnở Điện Biên nói riêng là vấn đề có ý nghĩa thời sự và rất cấp thiết. Bởi lẽ, đối với các tỉnhmiền núi Tây Bắc nói chung, Điện Biên nói riêng, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở còn rất thiếuvà yếu. Cho nên cấp huyện vẫn là cấp tiến hành thực hiện các chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Điện Biên trong những năm qua đã và đanggóp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hộicủa tỉnh, đặc biệt là trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực tiễn các chủ trương,đường lối, nghị quyết của Đảng; pháp luật của Nhà nước vào trong cuộc sống. Điện Biên là một tỉnh mới được chia tách từ tỉnh Lai Châu (cũ). Do đó, mọi mặtkinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... có nhiều biến động. Đồng thời, với việc thành lập mộtsố huyện mới, tỉnh mới tái lập đang đặt ra nhiều vấn đề. Để ổn định và phát triển kinh tế -xã hội, thì vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt của Điện Biên nói chung và cán bộ cấphuyện nói riêng là hết sức to lớn trong việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ tr ươngđường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào phát triển kinhtế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, việc tổ chức thực tiễn và hiệu quả của nó còn chưa ngangtầm với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của tỉnh với tất cả vì mụctiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Xuất phát từ thực tiễnđó, tác giả lựa chọn: Vấn đề tổ chức thực tiễn của cán bộ cấp huyện ở Điện Biên hiệnnay , làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài - Những vấn đề về hoạt động thực tiễn và tổ chức thực tiễn đã được nhiều tác giảtrong nước và ngoài nước nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau; cụ thể là: + C.D. Vi-si-an-ni với tác phẩm: Lãnh đạo quản lý, Nxb Thông tin Văn hóa,1980. + Giáo sư Nguyễn Đức Bình với tác phẩm: Mấy vấn đề về tổ chức thực tiễn, NxbSự thật, Hà Nội, 1983. + PGS.TS Nguyễn Hải Khoát với bài: Năng lực tổ chức thực tiễn và việc rènluyện năng lực tổ chức, Tạp chí Cộng sản, số 4, 1983. + V.G.Apha-na-xép: Lao động của Người quản lý lãnh đạo, Nxb Thông tin Văn hóa,1991. + PGS.TS Hồ Văn Vĩnh với bài: Nâng cao trình độ năng lực quản lý của cán bộchủ chốt hiện nay, Tạp chí Lý luận, số 1, 1994. + TS. Trần Văn Phòng với bài: Nâng cao năng lực tổng kết thựctiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, Tạp chí Lý luận chính, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: