Danh mục tài liệu

Luận văn: Điều chỉnh chính sách thương mại của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Số trang: 111      Loại file: pdf      Dung lượng: 797.62 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, cùng với sự tham gia ngày càng sâu rộng và toàn diện của các quốc gia. Thực hiện đường lối đổi mới, chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, trong vòng hơn 10 năm qua, Việt Nam đã tích cực và chủ động thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn: Điều chỉnh chính sách thương mại của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆPĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠICỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh Nguyệt Lớp : A1 K37A Khoá 37 Hà Nội Giáo viên hướng dẫn: Th.S Bùi Thị Lý, Khoa KTNT Hà Nội – 2002 LỜI NÓI ĐẦUHội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới,cùng với sự tham gia ngày càng sâu rộng và toàn diện của các quốc gia. Thựchiện đường lối đổi mới, chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốctế, trong vòng hơn 10 năm qua, Việt Nam đã tích cực và chủ động thúc đẩyquá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Không chỉ đơn thuần thực hiện mở cửa thịtrường, Việt Nam đã tiến hành cải cách cơ cấu kinh tế, điều chỉnh chính sáchkinh tế mà nổi bật nhất là bổ sung, hoàn thiện hơn nữa chính sách thương mạinhằm phù hợp với các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế, tham gia vàthực hiện một cách đầy đủ các cam kết hội nhập. Đặc biệt trong chính sáchthương mại của Việt Nam thì lĩnh vực thương mại hàng hoá được đề cập nhiềunhất, chiếm vị trí quan trọng và luôn được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng trướckhi bổ sung, điều chỉnh.Nhận thức rõ được vấn đề trên, người viết chọn đề tài khoá luận tốt nghiệp :Điều chỉnh chính sách thương mại của Việt Nam trong quá trình hộinhập kinh tế quốc tế. Đề tài nghiên cứu này được xây dựng nhằm mang bổsung một cái nhìn chi tiết về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam,những sự điều chỉnh trong chính sách thương mại trong hội nhập, làm cơ sởcho việc tiếp tục hoàn thiện chính sách hơn nữa, góp phần đưa Việt Nam hộinhập một cách có hiệu quả vào kinh tế khu vực và thế giới.Để thực hiện đề tài nghiên cứu, người viết chủ yếu dựa vào phương pháp phântích tổng hợp kết hợp với các phương pháp bổ trợ như phân tích, thống kê...kết hợp các công cụ hỗ trợ như hệ thống bảng biểu... nhằm minh hoạ rõ nétcác vấn đề nghiên cứu.Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận và Tài liệu Tham khảo, khoá luận có kết cấugồm 3 chương:Chương I: Thực trạng những cải cách trong chính sách thương mại ViệtNam kể từ khi thực hiện đổi mới kinh tế. Trong chương này người viết đềcập đến những cải cách trong các chính sách thuế, phi thuế và một số lĩnh vựckhác đồng thời điểm lại tiến trình hội nhập vào các tổ chức kinh tế quốc tế củaViệt Nam.Chương II: Những điều chưa phù hợp trong chính sách thương mại hànghoá của Việt Nam so với các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế.Trong chương này người viết lần lượt trình bày các quy định về thương mạicủa các tổ chức kinh tế quốc tế, lộ trình hội nhập của Việt Nam cũng nhưnhững tồn tại trong chính sách thương mại của Việt NamChương III: Phương hướng điều chỉnh chính sách thương mại của ViệtNam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong chương này người viếtnêu lên những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi phải điều chỉnh chínhsách thương mại trong điều kiện hội nhập, trình bày những thành tựu của ViệtNam sau 15 năm mở cửa và hội nhập đồng thời cũng điểm lại kinh nghiệmtrong chính sách thương mại của một số nước; cuối cùng là một số đề xuất chủquan về những vấn đề cần xử lý trong chính sách để hội nhập kinh tế quốc tếđạt được như mục tiêu đề ra.Với kiến thức hiểu biết còn hạn hẹp, khoá luận tốt nghiệp này không thể khôngtránh khỏi những sơ sót nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ýquý báu của các thầy cô giáo và bạn bè cùng trường.Cuối cùng, em xin được bày tỏ sự biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáokhoa Kinh tế Ngoại thương đã nhiệt tình dạy dỗ và cung cấp cho em nhữngkiến thức cần thiết và bổ ích trong quá trình em học tập tại trường. Đặc biệtem xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo, Th.S Bùi Thị Lý - người đãtận tình trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành Khoá luận tốt nghiệpcủa mình.CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG NHỮNG CẢI CÁCH TRONGCHÍNH SÁCH THƯƠNG M ẠI VIỆT NAM KỂ TỪ KHI THỰC HIỆNĐỔI MỚI KINH TẾ Chính sách thương mại là một hệ thống các quan điểm, giải pháp liênquan đến thuế quan, bảo hộ, các quy chế thương mại, thông qua đó Chính phủcó thể thực hiện sự phân bổ nguồn lực theo những định hướng nhất định.Chính sách thương mại liên quan chặt chẽ đến chính sách công nghiệp, chínhsách đầu tư, chính sách tài chính tiền tệ, và nói chung được quy định bởiđường lối phát triển mỗi quốc gia. Kinh nghiệm của các nền kinh tế năng động đã chỉ ra rằng, ở mỗi giaiđoạn phát triển kinh tế, chính sách thương mại đã được sử dụng như một côngcụ nhằm phân bổ tối ưu các nguồn lực giữa các quốc gia cũng như trong mỗiquốc gia. Đối với Việt Nam, sự tiến triển của chính sách ngoại thương gắn liềnvới quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền ki ...