
LUẬN VĂN: Định hướng và giải pháp quản lý nhà nước nhằm phát triển kinh tế trên địa bàn quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Định hướng và giải pháp quản lý nhà nước nhằm phát triển kinh tế trên địa bàn quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng LUẬN VĂN:Định hướng và giải pháp quản lý nhànước nhằm phát triển kinh tế trên địabàn quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Quận Cẩm Lệ - thành phố Đà Nẵng được thành lập theo Nghị định số 102/2005/CPngày 05/08/2005 của Chính phủ trên cơ sở 3 xã của huyện Hòa Vang và phường KhuêTrung - quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, để hình thành nên 6 phường trực thuộc quận.Sự hình thành quận Cẩm Lệ là kết quả của quá trình xây dựng và phát triển của thành phốĐà Nẵng trong nhiều năm qua nhằm phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế - xã hội và làđộng lực phát triển của khu vực kinh tế miền Trung và Tây Nguyên trong thời kỳ CNH -HĐH theo tinh thần Nghị quyết 33- NQ/TW của Bộ Chính trị. Đồng thời, với sự hìnhthành quận Cẩm Lệ, đây là bước phát triển mới nhằm mở rộng và phát triển không gian đôthị của thành phố về phía tây nam theo đúng quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH củathành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 903/1997/QĐ- TTgngày 23/10/1997. Chính vì vậy, việc đẩy nhanh quá trình xây dựng và phát triển quận CẩmLệ trong thời kỳ CNH - HĐH giai đoạn 2006 - 2010 là một trong những giải pháp để thựchiện mục tiêu trên. Với đặc thù là một quận mới thành lập còn mang tính chất của một vùng nửa thànhthị, nửa nông thôn, có vị trí địa lý ở cửa ngõ về phía tây nam của thành phố, đang trongquá trình đô thị hóa nhanh, cơ sở vật chất còn nhiều yếu kém, kinh tế kém phát triển, đờisống nhân dân còn thấp. Vấn đề đặt ra cho Đảng bộ và chính quyền của quận trong giaiđoạn từ nay đến năm 2010 và những năm về sau là nhanh chóng khắc phục những hạn chế,nhược điểm, khai thác những tiềm năng và điều kiện hiện có để đẩy nhanh quá trình xâydựng và phát triển quận trên địa bàn nhằm xây dựng quận trở thành một địa bàn phát triển,một vùng đô thị mới hiện đại văn minh đang trở thành vấn đề cấp thiết không những là nỗitrăn trở của Đảng bộ và nhân dân quận Cẩm Lệ mà còn là nhiệm vụ nặng nề của Đảng bộvà nhân dân thành phố Đà Nẵng trong những năm tới. Là người trực tiếp tham gia quản lý nhà nước của quận, trước vấn đề đặt ra nhưtrên, tôi chọn đề tài: Định hướng và giải pháp quản lý nhà nước nhằm phát triển kinhtế trên địa bàn quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng làm luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyênngành: Quản lý kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Lĩnh vực quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước trên phạm vi cấp quận(huyện) về kinh tế luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch địnhchính sách và chỉ đạo thực tiễn. Đã có một số tạp chí chuyên ngành, một số luận văn, luậnán, có nghiên cứu xoay quanh nội dung quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nướctrên các ngành, lĩnh vực cụ thể như thương mại, dịch vụ, nông nghiệp, công nghiệp… Kểtừ khi triển khai Chương trình Nghị sự số 21 về phát triển bền vững, công tác quản lý nhànước về kinh tế cấp quận được chú ý hơn và được gắn với phát triển bền vững. Tuy nhiên,hầu hết các bài báo, tạp chí tập trung khai thác một số khía cạnh cụ thể của công tác quảnlý nhà nước về kinh tế trên các lĩnh vực nhất định. Luận văn, luận án nghiên cứu nội dungquản lý nhà nước khá đồ sộ, tập trung giải quyết hầu hết các lĩnh vực của công tác quản lýnhà nước như luận án tiễn sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Hữu Từ (2005) với tiêu đề: Tiếptục đổi mới quản lý nhà nước về tài chính ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươnghay luận án của tác giả Phạm Văn Vận với đề tài: Một số vấn đề cơ bản về quản lý nhànước của chính quyền cấp tỉnh đối với công nghiệp trên lãnh thổ trong cơ chế thị trường(lấy tỉnh Nam Hà làm ví dụ); luận án tiễn sĩ của Trịnh Quang Hảo: Đổi mới vai trò quảnlý của Nhà nước về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình cho phù hợp với nền kinh tế thị tr ường ở ViệtNam… Công trình khá gần với đề tài phải kể đến luận án PTS Khoa học Kinh tế của tácgiả Trần Đình Song (1993): Nâng cao hiệu quả việc thực hiện chức năng quản lý nhànước về kinh tế của chính quyền cấp quận. Mặc dù đối tượng nghiên cứu đều tập trungvào quản lý nhà nước về kinh tế trên địa bàn cấp quận nhưng thời gian nghiên cứu củaluận án từ trước 1993 do đó một số nội dung trong công tác quản lý nhà nước đã có nhiềuthay đổi, mặt khác đề tài này tác giả nghiên cứu cấp quận nói chung, do đó những kết luậnrút ra mang tính định hướng chung và cần được xem xét khi vận dụng vào một địa bàn cụthể với những điều kiện đặc thù. Tóm lại, mặc dù có nhiều công trình tập trung nghiên cứu nội dung quản lý nhànước nói chung và quản lý nhà nước trên địa bàn quận nhưng chưa có công trình nào giảiquyết một cách toàn diện, thấu đáo nội dung quản lý nhà nước về kinh tế ở Cẩm Lệ - thànhphố Đà Nẵng về tiềm năng, thế mạnh riêng và những hạn chế mang tính đặc thù. Để thựchiện đề tài, tác giả có chú trọng kế thừa một số ý tưởng trong các công trình đã công bốnhằm hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản, cũng như tìm kiếm các giải pháp cho địabàn nghiên cứu. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở làm rõ căn cứ lý luận, phân tích thựctrạng, đề xuất giải pháp quản lý nhà nước nhằm phát triển kinh tế trên địa bàn quận CẩmLệ, thành phố Đà Nẵng. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu - Xây dựng căn cứ lý luận làm khung lý thuyết về vai trò quản lý nhà nước nóichung và quản lý nhà nước về kinh tế trên địa bàn quận nói riêng. - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận thuộc phạm vi nghiên cứu để làm cơ sở, tiêuchuẩn đo lường về những vấn đề cần giải quyết của đề tài. - Tổng hợp, phân tích và đánh giá về tình hình phát triển kinh tế và thực trạng quảnlý nhà nước tác động tới phát triển kinh tế trong một số năm qua trên địa bàn nghiên cứu.Qua đó rút ra được những hạn chế cần ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
phát triển kinh tế quản lý nhà nước quận Cẩm Lệ kinh tế chính trị cao học kinh tế luận văn kinh tế luậm văn chính trị thạc sỹ kinh tế luận vănTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế: Phần 1 - GS. TS Đỗ Hoàng Toàn
238 trang 425 2 0 -
Doanh nghiệp bán lẻ: Tự bơi hay nương bóng?
3 trang 407 0 0 -
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 341 0 0 -
Thảo luận đề tài: Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu
98 trang 339 0 0 -
Chống 'chạy chức, chạy quyền' - Một giải pháp chống tham nhũng trong công tác cán bộ
11 trang 327 0 0 -
2 trang 299 0 0
-
197 trang 282 0 0
-
17 trang 282 0 0
-
3 trang 281 6 0
-
Cải cách mở cửa của Trung Quốc & kinh nghiệm đối với Việt Nam
27 trang 277 0 0 -
LUẬN VĂN: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP HỌC TÍCH CỰC VÀ ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN LỌC THƯ RÁC
65 trang 260 0 0 -
4 trang 254 0 0
-
79 trang 250 0 0
-
Luận văn: Thiết kế xây dựng bộ đếm xung, ứng dụng đo tốc độ động cơ trong hệ thống truyền động điện
63 trang 240 0 0 -
Báo cáo thực tập nhà máy đường Bến Tre
68 trang 234 0 0 -
Tiểu luận: Phân tích chiến lược của Công ty Sữa Vinamilk
25 trang 232 0 0 -
BÀI THUYẾT TRÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN
11 trang 226 0 0 -
Đồ án: Kỹ thuật xử lý ảnh sử dụng biến đổi Wavelet
41 trang 226 0 0 -
Luận văn đề tài : Thiết kế phần điện áp một chiều cho bộ UPS, công suất 4KVA, điện áp ra 110KV
89 trang 222 0 0 -
Đề tài Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất'
35 trang 221 0 0