Danh mục tài liệu

LUẬN VĂN: Đổi mới tổ chức, quản lý Tổng công ty Hoá chất Việt Nam theo mô hỡnh Tập đoàn kinh tế

Số trang: 110      Loại file: pdf      Dung lượng: 821.19 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta, đổi mới tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước, nhất là các TCT, có tầm quan trọng đặc biệt. Có thể nói, thành công của cải cách DNNN quyết định thành công của công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta. Trong hơn 20 năm đổi mới, cải cách vừa qua, mặc dù hệ thống DNNN ở nước ta đã được tái cơ cấu căn bản, số lượng doanh nghiệp phù hợp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Đổi mới tổ chức, quản lý Tổng công ty Hoá chất Việt Nam theo mô hỡnh Tập đoàn kinh tế LUẬN VĂN:Đổi mới tổ chức, quản lý Tổng côngty Hoá chất Việt Nam theo mô hỡnh Tập đoàn kinh tế Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hộinhập kinh tế quốc tế ở nước ta, đổi mới tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước, nhất làcác TCT, có tầm quan trọng đặc biệt. Có thể nói, thành công của cải cách DNNN quyếtđịnh thành công của công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta. T rong hơn 20 năm đổi mới, cải cách vừa qua, mặc dù hệ thống DNNN ở nước tađã đư ợc tái c ơ cấu căn bản, số lượng doanh nghiệp phù hợp với sở hữu nhà n ư ớc hơn,mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh thích hợp với kinh tế thị trư ờng nhiều hơn, năngsuất lao động, sức cạnh tranh, hiệu quả… đều đư ợc cải thiện một bước. Nhưng, nh ìntổng thể, hệ thống DNNN vẫn còn nhiều yếu kém, hiệu quả sản xuất kinh doanh ch ưađáp ứng yêu cầu, sức cạnh tranh thấp, tiềm ẩn nguy c ơ đổ vỡ nếu không được tiếp tụcđổi mới hơn nữa. Chính vì thế, Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lầnthứ X đã nhấn mạnh : Khẩn trương hoàn thành kế hoạch sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước theo hướng hình thành loại hình công ty nhà nước đa sở hữu, chủ yếu là các công ty cổ phần. Thúc đẩy hình thành một số Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có ngành chính; có nhiều chủ sở hữu, sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối [18, tr.232]. Tổng công ty Hoá chất Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo môhình Tổng công ty 91. Trong những năm qua, Tổng công ty Hoá chất Việt Nam đã thựchiện nhiều nội dung đổi mới và phát triển như: Cổ phần hoá, sắp xếp lại các doanh nghiệpthành viên, cải tiến cơ chế quản lý nội bộ… Nhờ đó, TCT đã đóng góp đáng kể vào sựnghiệp phát triển đất nước. Nhiều sản phẩm của TCT đã đáp ứng được nhu cầu của xã hộivà giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. TCT góp phần lớn vào giá trị gia tăng củangành hoá chất, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, cung cấp nhiều chỗ làm việc…Nhờ những thành tích đó TCT đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Tuy nhiên, với mô hình hoạt động như hiện nay, Tổng công ty Hoá chất Việt Namcòn tồn tại một số hạn chế làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh như: Quan hệgiữa TCT với các đơn vị thành viên và giữa các đơn vị thành viên với nhau thiếu tính gắnkết chặt chẽ, cơ cấu ngành kinh doanh chưa hợp lý, quy mô các doanh nghiệp thành viêncòn nhỏ so với khu vực và quốc tế, trình độ công nghệ mới đạt ở mức trung bình và trungbình khá, trình độ tự động hoá chưa cao, lao động nhiều, sức cạnh tranh của một số sảnphẩm chưa cao, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh còn thấp... Để khắc phục những hạn chế trên, cần tiếp tục đổi mới tổ chức, quản lý ở Tổngcông ty Hoá chất Việt Nam, đặc biệt là tìm mô hình tổ chức, quản lý hiệu quả. Tập thểlãnh đạo TCT có chủ trương xây dựng Tổng công ty Hoá chất Việt Nam thành Tập đoànkinh tế mạnh. Song quá trình triển khai thực hiện chủ trương này còn gặp nhiều vướngmắc. Với mong muốn góp tiếng nói vào quá trình thực hiện chủ trương đó, đề tài “Đổi mớitổ chức, quản lý Tổng công ty Hoá chất Việt Nam theo mô hỡnh Tập đoàn kinh tế” đ-ược chọn làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Liên quan đến đề tài luận văn, dưới nhiều góc độ khác nhau, đã có nhiều công trìnhkhoa học được công bố. Có thể lược qua một số công trình sau: - Nguyễn Đình Phan: Thành lập các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, Nxb CTQG, H.1996. - Phạm Quang Trung: Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các Tậpđoàn kinh tế ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân năm 2000. - Vũ Huy Từ: Mô hình Tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NxbCTQG, H. 2002. - Bùi Văn Huyền: Tổng công ty Nhà nước ở Việt Nam. Thực trạng và giải pháp,Luận văn thạc sĩ, HVCTQGHCM, năm 2003. - Nguyễn Thị Phong Lan: Định hướng và giải pháp chuyển một số Tổng công tyNhà nước sang mô hình Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, HVCTQGHCMnăm 2005. - Vũ Hà Cường: Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý Tài chính của Tổng công tyHàng không Việt Nam theo mô hình Tập đoàn kinh tế, Luận án Tiến sĩ kinh tế - Học việnNgân hàng năm 2006. - Trần Tiến Cường (2005), Tập đoàn kinh tế: Lý luận và kinh nghiệm quốc tế - ứngdụng vào Việt Nam, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. Việc đổi mới tổ chức quản lý Tổng công ty Hoá chất Việt Nam theo mô hình Tậpđoàn kinh tế hiện chưa có công trình nghiên cứu. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là, trên cơ sở phân tích thực trạng tổ chức, hoạt động sảnxuất kinh doan ...