
LUẬN VĂN:Đối tượng nghiên cứu của Hồ Chí Minh học
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN:Đối tượng nghiên cứu của Hồ Chí Minh học LUẬN VĂN:Đối tượng nghiên cứu của Hồ Chí Minh học MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc Việt Nam, anhhùng giải phóng dân tộc, chiến sỹ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhânquốc tế, danh nhân văn hóa kiệt xuất đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cuộcđời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại cho Đảngvà nhân dân ta một di sản tinh thần vô giá là tư tưởng và tấm gương trong sáng,mẫu mực, kết tinh văn hóa của nhân loại và thời đại. Đánh giá cao những cống hiến vĩ đại của Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nướcđã có nhiều nghị quyết, chỉ thị về nghiên cứu, giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minhcũng như đẩy mạnh việc nghiên cứu Hồ Chí Minh một cách toàn diện. Nhiều côngtrình khoa học nghiên cứu ở các cấp, ngành về Hồ Chí Minh đã được triển khai,nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học đã được tổ chức cả trong và ngoài nước.Tuy nhiên những thành tựu bước đầu còn khá khiêm tốn, điều này chưa đáp ứngđược yêu cầu tìm hiểu về cuộc đời, hoạt động cách mạng và hệ thống quan điểm,tư tưởng của Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó các thế lực thù địch chống phá cách mạngViệt Nam luôn tìm mọi cách xuyên tạc, cố tình bóp méo về t ư tưởng và nhữngcống hiến lớn lao của Người trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và đem lại hạnhphúc cho nhân dân. Do đó, để hiểu rõ cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của HồChí Minh, nhận thức đầy đủ về nội dung hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh và vậndụng chúng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong bối cảnhhiện nay nhằm đề ra đường lối, chính sách đúng đắn và từng bước củng cố, hìnhthành niềm tin về chủ nghĩa xã hội và giáo dục phẩm chất, đạo đức cách mạng chođội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân ta; chống lại các thế thế lực thù địch… thìcần phải có sự nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện về Hồ Chí Minh. Đáp ứngyêu cầu đó, thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, một khoa học mới ra đời, đó là Hồ ChíMinh học – khoa học nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Để khẳng định vị trí một khoahọc độc lập thì vấn đề làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu là vô cùng quan trọng bởiđối tượng nghiên cứu chính là tiêu chí để khẳng định đó là một khoa học độc lập,là cơ sở phân biệt khoa học này với khoa học khác. Với ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn vấn đề “Đối tượng nghiên cứu của HồChí Minh học” làm đề tài cho tiểu luận của mình. NỘI DUNG Chương 1KHÁI QUÁT SỰ RA ĐỜI CỦA CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC1. Sự ra đời của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh và chuyên ngành Hồ ChíMinh học: Việc nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảngta thực hiện từ rất sớm, được thực hiện dưới nhiều hình thức trong từng thời kỳcách mạng. Thực tế cho thấy, tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người đã tỏa sángtrong trái tim, khối óc của mỗi người Việt Nam, trở thành tài sản tinh thần quý báucủa Đảng và dân tộc ta, soi đường, chỉ lối cho Đảng và dân tộc Việt Nam tiến lêngiành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tại Đại hội lần thứ II (năm 1951), Đảng ta đã khẳng định: “... Toàn Đảnghãy ra sức học tập đường lối chính trị, tác phong và đạo đức của Hồ Chủ tịch; sựhọc tập ấy là điều kiện tiên quyết làm cho Đảng mạnh, và làm cho cách mạng đimau đến thắng lợi hoàn toàn”. Thực hiện Nghị quyết Đại hội, toàn Đảng ra sứchọc tập tư tưởng, đạo đức của Người, lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết dân tộc,đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi. Trong dịp kỷ niệm 70 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1960), TổngBí thư Trường Chinh đã nói tới sự cấp thiết của tư tưởng, đạo đức, tác phong HồChí Minh đối với sự nghiệp phục vụ nhân dân. Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, để lại niềm tiếc thương vôhạn trong trái tim triệu triệu người Việt Nam yêu nước và bạn bè quốc tế. TrongĐiếu văn tại Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 9-9-1969 nêu rõ: Hồ Chủtịch là người Việt Nam đầu tiên đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin vàohoàn cảnh nước ta, vạch đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam từng bước tiếnlên, từ thắng lợi này đến thắng lợi khác…. Nghị quyết 195-NQ/TW của Bộ Chính trị Khóa III (6-3-1970) mở Cuộc vậnđộng nâng cao chất lượng đảng viên và kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh. Nghịquyết yêu cầu: “Tất cả các đảng viên phải tham gia lớp nghiên cứu các tác phẩmcủa Hồ Chủ tịch…”. Đây là lần đầu tiên trong Nghị quyết của mình, Đảng ta yêucầu mọi đảng viên phải nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh, coi đây là biệnpháp có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao năng lực nhận thức, tư duy, làphẩm chất đạo đức của người đảng viên. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Tổng Bí thưTrường - Chinh trình bày tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm1986) nhấn mạnh: “Muốn đổi mới tư duy, Đảng ta phải nắm vững bản chất cáchmạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởngvà lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Như vậy, từ Đại hội II (1951) đến trước Đại hội VII (1991), Đảng Cộng sảnViệt Nam chưa trực tiếp đề cập nghiên cứu, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh nhưngĐảng đã quan tâm đến vấn đề này và đã nhấn mạnh “học tập”, “học hỏi” Hồ ChíMinh về tư tưởng; đạo đức cách mạng; tác phong; đường lối chính trị; tấm gươngtận trung với nước, tận hiếu với dân, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩaquốc tế, lời nói với việc làm, lý luận với thực tiễn; đảng viên phải tham gia các lớpnghiên cứu tác phẩm của Hồ Chí Minh … Cho đến trước Đại hội VII (1991), vấn đề nghiên cứu tư tưởng Hồ ChíMinh từng bước được đẩy lên một bước mới, tuy chưa thật hệ thống và sâu sắc,nhưng những kết quả bước đầu đã tạo tiền đề cho các nhà khoa học, cán bộ, đảngviên và nhân dân nghiên cứu, tìm hiểu ở những giai đoạn tiếp sau. Trong Cương lĩnh và Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảngthông qua tại Đại hội VII khẳn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
hồ chí minh tư tưởng hồ chí minh đối tượng nghiên cứu luận văn cao học cao học xã hội xã hội học luận vănTài liệu có liên quan:
-
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phần 1 - Phạm Văn Quyết
123 trang 509 12 0 -
40 trang 469 0 0
-
Thảo luận đề tài: Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu
98 trang 340 0 0 -
20 trang 340 0 0
-
Giáo trình Chính trị (Trình độ: Trung cấp nghề) - Trường Trung cấp nghề Củ Chi
84 trang 317 1 0 -
34 trang 290 0 0
-
128 trang 281 0 0
-
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (2019)
144 trang 278 7 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 278 0 0 -
64 trang 268 0 0
-
LUẬN VĂN: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP HỌC TÍCH CỰC VÀ ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN LỌC THƯ RÁC
65 trang 260 0 0 -
79 trang 250 0 0
-
Luận văn: Thiết kế xây dựng bộ đếm xung, ứng dụng đo tốc độ động cơ trong hệ thống truyền động điện
63 trang 240 0 0 -
Báo cáo thực tập nhà máy đường Bến Tre
68 trang 235 0 0 -
Tiểu luận: Phân tích chiến lược của Công ty Sữa Vinamilk
25 trang 232 0 0 -
101 trang 229 0 0
-
BÀI THUYẾT TRÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN
11 trang 226 0 0 -
Đồ án: Kỹ thuật xử lý ảnh sử dụng biến đổi Wavelet
41 trang 226 0 0 -
Luận văn đề tài : Thiết kế phần điện áp một chiều cho bộ UPS, công suất 4KVA, điện áp ra 110KV
89 trang 222 0 0 -
Luận văn: Thiết kế, xây dựng hệ thống phun sương làm mát tự động
68 trang 217 0 0