Danh mục tài liệu

LUẬN VĂN: Đồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay

Số trang: 99      Loại file: pdf      Dung lượng: 787.92 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài sản, là nguồn lực vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Trong sản xuất đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không có gì thay thế được. Trong đời sống xã hội đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Đất đai vô cùng quý giá nhưng không phải là vô tận, bởi trái đất của chúng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Đồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay LUẬN VĂN:Dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay MO ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài sản, là nguồn lực vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Trong sản xuấtđất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không có gì thay thế được. Trong đời sống xã hội đất đailà thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dâncư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Đất đai vô cùng quý giá nhưng không phải là vô tận, bởi trái đất của chúng ta rấtlớn nhưng cũng chỉ là hữu hạn. Lãnh thổ - đất đai của mọi quốc gia cũng chỉ là hữu hạn.Vì đất đai chỉ là hữu hạn cho nên điều quan trọng nhất là con người sử dụng tài sản nguồnlực này sao cho khoa học, hợp lý mang lại hiệu quả tốt nhất phục vụ cho chính con người,nhưng vẫn phải bảo vệ được môi trường tự nhiên, sinh thái, điều đó vừa là mục đích vừa làyêu cầu cần quan tâm của mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới này. Đối với Việt Nam, là quốc gia đất chật, người đông, đời sống của đại bộ phận nhândân dựa vào SXNN, thì đất đai lại càng quý giá hơn. Việc sử dụng, khai thác có hiệu quảcác loại quỹ đất hiện có là việc làm hết sức có ý nghĩa, bởi Việt Nam đi lên xây dựngCNXH từ một nước NN, lạc hậu nghèo nàn, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, tiềmnăng chính của Việt Nam chủ yếu dựa vào lao động và đất đai. Hiện nay, nền kinh tế của nước ta đang trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, Đảngta chủ trương đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, trong đó CNH, HĐH nông nghiệp, nông thônđược ưu tiên hàng đầu. Để thực hiện CNH, HĐH chúng ta phải giành đất SXNN cho côngnghiệp- thương mại - dịch vụ phát triển. Do đó quỹ đất SXNN sẽ ngày càng bị thu hẹp,điều này trên thực tế đã và đang diễn ra trên phạm vi cả nước. Mặt khác, để phát triểnSXNN thì phải tập trung ruộng đất (dồn điền, đổi thửa) để sản xuất lớn nhằm phát huyhiệu quả quỹ đất NN trong điều kiện hiện nay. Hơn nữa, bản thân NN cũng phải hoà nhậpcùng sự nghiệp CNH, HĐH. Do đó nhiệm vụ quan trọng của cả nước cần phải có chiếnlược và những giải pháp thiết thực nhằm khai thác, sử dụng quỹ đất NN còn lại sao cho cóhiệu quả nhất là điều đang được cả nước quan tâm chú ý. Trong những giải pháp đó có giảipháp cần đẩy nhanh việc dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) ruộng đất để phát triển SXNN theohướng hàng hoá, nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân là hết sức cần thiết. Vĩnh Phúc là tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, sau 16 năm thực hiện việc giao đấtNN cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài theo tinh thần Nghị định 64/NĐ-CP,ngày 27.9.1993 của Chính phủ và Quyết định số 450 - QĐ/UB, ngày 19/5/1992 của UBNDtỉnh Vĩnh Phú (cũ) bước đầu đã tạo tiền đề cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chungvà trong SXNN nói riêng . Thông qua việc giao đất đến hộ gia đình đã làm cho đất đai gắnkết với lao động, năng lực và sức sản xuất được giải phóng, SXNN phát triển một cáchnhanh chóng. Vì vậy, trong một thời gian ngắn, sau khi đất sản xuất được giao đến hộ giađình, năng suất và sản lượng các loại cây trồng hàng năm của tỉnh Vĩnh Phúc tăng liên tục.Theo số liệu của Cục Thống kê Vĩnh Phúc cho thấy: “Sản lượng lương thực của tỉnh năm1992 khi chưa thực hiện Nghị định 64/CP đạt 288.942 tấn, nhưng chỉ sau một năm giaoruộng đến hộ thì sản lượng lương thực của tỉnh năm 1994 đã đạt 294.472 tấn, năm 1995đạt 329.782 tấn, tăng 40.840 tấn so với năm 1992” [9, tr.99]. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng,kinh tế khu vực nông thôn dần được hoàn thiện, bộ mặt nông thôn từng bước được đổimới, đời sống của nhân dân ngày càng ổn định và được cải thiện. Có được những thànhtựu đó là nhờ chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc giao đất sản xuất đếnhộ gia đình cá nhân ổn định lâu dài và chủ trương này đã được thực tiễn kiểm nghiệm và đivào cuộc sống một cách thiết thực. Vì vậy có thể khẳng định đường lối chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nướctrong việc giao đất SXNN đến hộ gia đình, cá nhân là hết sức phù hợp với điều kiện thựctiễn ở Việt Nam từ năm 1993 nói chung, cũng như tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đổi mới và phát triển thì việc giao đất cho hộnông dân theo tinh thần Nghị định 64/NĐ- CP của Chính phủ trên cả nước cũng như địabàn tỉnh Vĩnh Phúc đến nay đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầucủa tiến trình CNH, HĐH đất nước nói chung và NN, nông thôn nói riêng. Thực tế hiện nay ruộng đất còn quá manh mún, nhỏ lẻ, phân tán tồn tại đã khá lâu.Nguyên nhân chính là do trước đây nhận thức của việc chia ruộng mang hình thức càobằng. Hộ nông dân có ruộng được chia ở nhiều xứ đồng, hộ nào cũng có ruộng theo kiểucó tốt - có xấu, có gần - có xa, có cao - có thấp, dẫn đến việc canh tác trong mỗi hộ và từngđịa bàn bị phân tán, khó áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, khó thực hiện cơ giới hoá vàosản xuất. Hơn nữa do ruộng đất manh mún, nông dân vẫn còn tư tưởng tiểu nông, sản xuấtmang tính tự do, thiếu sự gắn kết với nhau trong quá trình sản xuất nên sản phẩm sản xuấtra không trở thành hàng hoá, chất lượng kém, số lượng không đủ lớn, không đủ sức cạnhtranh trên thị trường. Những yếu kém, tồn tại trên đã làm cho hiệu quả sử dụng đất khôngcao, cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất, cản trở sự nghiệp công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước. Điều đó cần phải được xem xét một cách nghiêm túc, khách quan, kịpthời cả về phương diện lý luận và trong thực tiễn. Là một trong 8 tỉnh được Trung ương xác định nằm trong vùng kinh tế trọng điểmphía Bắc, kể từ khi tái lập (01-01-1997) đến nay Vĩnh Phúc chủ trương đẩy mạnh thu hútđầu tư phát triển công nghiệp làm động lực thúc đẩy và lôi kéo các lĩnh vực kinh tế xã hộikhác phát triển theo. Qua hơn 10 năm thực hiện chủ trương đúng đắn đó, đến nay VĩnhPhúc được Trung ương đánh giá là tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp nha ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: