
LUẬN VĂN: Giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển từ sau chiến tranh lạnh đến nay Thực trạng và triển vọng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển từ sau chiến tranh lạnh đến nay Thực trạng và triển vọngz LUẬN VĂN: Giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển từ sau chiến tranh lạnh đến nay - Thực trạng và triển vọng 1 Mở ĐầU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhân loại bước sang thế kỷ XXI với những diễn biến quốc tế phức tạp, khólường đã và đang tác động mạnh mẽ đến sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đạihóa của Việt Nam. Đảng ta nhận định: “Thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi.Khoa học công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổibật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thếkhách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một số nướcphát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiềumâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa hợp tác, vừa có đấu tranh”(1). Trong thời đại ngày nay, khoa học công nghệ (KHCN) trở thành động lực mạnhmẽ thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất (LLSX), làm cho LLSX biến đổi mộtcách căn bản cả bề rộng lẫn chiều sâu trên phạm vi thế giới. Cách mạng khoa học -công nghệ tạo ra nhiều biến đổi sâu sắc trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong phươngthức sản xuất của các nước tư bản phát triển(TBPT). Dưới tác động của cách mạngKHCN và xu thế toàn cầu hoá (TCH), giai cấp công nhân trên thế giới nói chung và ởcác nước TBPT nói riêng có những biến động mạnh cả về số lượng cả về chất lượngcũng như cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực hoạt động. Điều đó tác động trực tiếp đếnphong trào công nhân ở từng nước, từng khu vực và trên phạm vi toàn thế giới, đồngthời đặt ra nhiều vấn đề mới phức tạp trong phương thức lãnh đạo, tập hợp lực lượngcủa các đảng cộng sản, công nhân quốc tế, nhất là ở các nước TBPT. Không thể phủ nhận một sự thật là các nước TBPT chính là cái nôi mà gia cấpcông nhân (GCCN) đã ra đời và phát triển. Phong trào công nhân (PTCN) và côngđoàn ở các nước này có truyền thống lâu đời nhất, tích lũy được nhiều kinh nghiệmthực tế phong phú trong đấu tranh để tồn tại, phát triển và hướng tới một xã hội tươnglai tốt đẹp - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng GCCN ở các(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.,Nxb CTQG, H. 2001, tr 64 2nước TBPT từ những biến đổi cơ cấu giai cấp -xã hội, từ số lượng, chất lượng đếnnhững thay đổi trong nội dung, hình thức đấu tranh với giới chủ tư sản là những vấn đềrất cần thiết và cấp bách cả về lý luận lẫn thực tiễn đối với các đảng cộng sản (ĐCS),trong đó có Đảng ta. Việc phân tích những biến động của GCCN ở các nước TBPT sẽgóp phần làm rõ và kiểm chứng tính khoa học và thực tiễn trong các nhận định đánhgiá và các giải pháp được Đảng ta đưa ra nhằm xây dựng GCCN Việt Nam tại Nghịquyết Trung ương 6 - khóa X. Nhằm phục vụ trực tiếp công tác nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị và thựctiễn về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế (PTCS-CNQT) trong giai đoạn hiệnnay tại hệ thống Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, đồng thời gópphần vào công tác tư tưởng lý luận của Đảng ta trong thời điểm Đảng đang tích cựctriển khai nghiên cứu bổ sung, phát triển Cương lĩnh và chuẩn bị các văn kiện cho Đạihội lần thứ XI, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Giai cấp công nhân ở các nước tưbản phát triển từ sau chiến tranh lạnh đến nay - Thực trạng và triển vọng” làm đềtài khoa học cấp bộ năm 2009. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Từ nhiều năm nay, việc nghiên cứu GCCN ở các nước TBPT trong điều kiệncách mạng KHCN và TCH được các cơ quan, viện nghiên cứu, các học giả trong vàngoài nước quan tâm với quy mô và mức độ khác nhau. ở ngoài nước: Các công trình nghiên cứu tổng thể về cơ cấu giai cấp về sốlượng, chất lượng GCCN thường do các tổ chức công đoàn tiến hành theo thời gian,ngành và với những mục đích rất cụ thể. Do đó, hầu như không tìm thấy một cuốnsách nào đề cập sâu và hệ thống về vấn đề này, mà chủ yếu chỉ là các báo cáo và bàinghiên cứu. Ví dụ, báo cáo: “Tiến tới xã hội thông tin, cơ cấu việc làm của các nướcG7” của M. Castells và Yokoao Yama là hai chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đưara vào năm 1995 đã tập trung phân tích sự biến động của cơ cấu GCCN các nước côngnghiệp phát triển nhất (G7) trước sự biến động của cơ cấu việc làm khi các nước nàybước sang nền kinh tế tri thức. 3 ở các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) trước đây, việc phân tích GCCN theophương pháp luận mácxít cũng được đặt ra, tuy nhiên tài liệu thường rất cũ và trongnhiều trường hợp còn phiến diện, một chiều. Năm 1999, Lacôn trên cơ sở tổng hợp các tài liệu của các học giả Pháp, Mỹ đãviết một bài phân tích có tiêu đề: “Toàn cầu hóa với giai cấp công nhân”. Bằng nhữngsố liệu mới nhất (trong những năm 1995 - 1998), tác giả đã cố gắng làm rõ nhữngthuận lợi và đặc biệt là những thách thức mà TCH đặt ra đối với GCCN ở các nướcTBPT nhất (Pháp, Đức, Italia, Mỹ). Năm 2003, học giả người Nga Victor Trushkov trên tạp chí Dialog số 7, có bàiviết nhan đề: “Triển vọng của giai cấp vô sản ở thế kỷ XXI”, trong đó phân tích nhữngtác động của TCH và cách mạng KHCN đến giai cấp những người lao động. Tác giảrút ra nhận định: “Trong thế kỷ XXI, giai cấp vô sản là “động lực trí tuệ và đạo đức” là“người thực thi bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩ xã hội”. Tuy còn nhiềuđiểm cần bàn thêm, nhưng đây là một bài phân tích khá thuyết phục với cách tiếp cậnvà số liệu chứng minh cập nhật về sứ mệnh lịch sử của GCCN trong thế kỷ XXI. Tháng 11-2004, tạp chí “Động thái lý luận nước ngoài” của Trung Quốc đăngbài của Maicơnhepsi (Mỹ) với tiêu đề “Giai cấp công nhân vẫn là ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nước tư bản chiến tranh lạnh giai cấp công nhân cao học xã hội luận văn cao học luận văn xã hội luận vănTài liệu có liên quan:
-
Thảo luận đề tài: Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu
98 trang 340 0 0 -
LUẬN VĂN: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP HỌC TÍCH CỰC VÀ ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN LỌC THƯ RÁC
65 trang 260 0 0 -
79 trang 250 0 0
-
Luận văn: Thiết kế xây dựng bộ đếm xung, ứng dụng đo tốc độ động cơ trong hệ thống truyền động điện
63 trang 240 0 0 -
Báo cáo thực tập nhà máy đường Bến Tre
68 trang 235 0 0 -
Tiểu luận: Phân tích chiến lược của Công ty Sữa Vinamilk
25 trang 232 0 0 -
Đồ án: Kỹ thuật xử lý ảnh sử dụng biến đổi Wavelet
41 trang 226 0 0 -
BÀI THUYẾT TRÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN
11 trang 226 0 0 -
Luận văn đề tài : Thiết kế phần điện áp một chiều cho bộ UPS, công suất 4KVA, điện áp ra 110KV
89 trang 222 0 0 -
Luận văn: Thiết kế, xây dựng hệ thống phun sương làm mát tự động
68 trang 217 0 0 -
Báo cáo bài tập môn học : phân tích thiết kế hệ thống
27 trang 210 0 0 -
Luận văn: Nghiên cứu văn hóa Ấn Độ
74 trang 210 0 0 -
Luận văn: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PLC TRONG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LA HIÊN THÁI NGUYÊN
71 trang 209 0 0 -
43 trang 196 0 0
-
BÁO CÁO KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
33 trang 187 0 0 -
Báo Cáo môn Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống
32 trang 187 0 0 -
Luận văn: Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm nước xả vải mới
30 trang 184 0 0 -
65 trang 183 0 0
-
LUẬN VĂN: Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất
29 trang 173 0 0 -
Đồ án: Thiết kế bộ điều khiển luật PID điều khiển động cơ DC
94 trang 168 0 0