
LUẬN VĂN: Giải quyết tranh chấp đất đai (qua thực tiễn ở Hà Nội)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN:Giải quyết tranh chấp đất đai (qua thực tiễn ở Hà Nội) LUẬN VĂN:Giải quyết tranh chấp đất đai (qua thực tiễn ở Hà Nội) M đầu 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là những năm gầnđây tình hình tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng về số lượng và phức tạp về tính chất,nhất là ở những vùng đang đô thị hóa nhanh. Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến trong thựctế là: tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sửdụng đất; tranh chấp do lấn, chiếm đất; tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền vớiđất; tranh chấp đất đai trong các vụ án ly hôn... Có thể liệt kê rất nhiều nguyên nhân dẫn đếntranh chấp đất đai như: Việc quản lý đất đai còn nhiều thiếu sót, sơ hở; việc giao đất và cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) tiến hành chậm; việc lấn chiếm đất đai diễnra ngày càng phổ biến nhưng không được ngăn chặn và xử lý kịp thời; đất đai từ chỗ chưađược thừa nhận có giá trị nay trở thành tài sản có giá trị cao, thậm chí ở nhiều nơi, nhiều lúcgiá đất tăng đột biến... Các tranh chấp đất đai diễn ra gay gắt và phát sinh ở hầu hết các địa phương. Tínhbình quân trong cả nước tranh chấp đất đai chiếm từ 55 - 60%, thậm chí nhiều tỉnh phíaNam chiếm từ 70 - 80% các tranh chấp dân sự phát sinh (thành phố Hồ Chí Minh, AnGiang, Bạc Liêu, Long An...). Nhà nước ta đã rất cố gắng trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai nhằm ổnđịnh tình hình chính trị, xã hội. Hệ thống các văn bản pháp luật đất đai ngày càng được sửađổi, bổ sung và hoàn thiện, trong đó quy định việc giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩmquyền của ủy ban nhân dân (UBND) và Tòa án nhân dân (TAND) (các Điều 21, 22 Luật Đấtđai năm 1987; Điều 38 của Luật Đất đai năm 1993; Điều 136 Luật Đất đai năm 2003). Tuynhiên, các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai mới chỉ dừng lại ở mức độchung chung, nên trên thực tế dẫn đến sự chồng chéo, đùn đẩy giữa UBND và TAND. Khắcphục những nhược điểm này, Luật Đất đai năm 2003 đã quy định thẩm quyền giải quyếttranh chấp đất đai tương đối cụ thể, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền áp dụnggiải quyết các tranh chấp đất đai có hiệu quả hơn. Chính sách, pháp luật về đất đai của Đảng và Nhà nước ta có nhiều thay đổi tươngthích với từng giai đoạn phát triển của cách mạng, song bên cạnh đó còn nhiều quy địnhkhông nhất quán. Hơn nữa, việc giải thích, hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyềncũng chưa đầy đủ và kịp thời. Do đó, tình hình giải quyết tranh chấp đất đai của các cơ quanhành chính và TAND trong những năm qua vừa chậm trễ, vừa không thống nhất. Có nhiềuvụ phải xử đi, xử lại nhiều lần, kéo dài trong nhiều năm, phát sinh khiếu kiện kéo dài vàlàm giảm lòng tin của người dân đối với đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Có thể khẳng định rằng, việc giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay là loại việc khókhăn, phức tạp nhất và là khâu yếu nhất trong công tác giải quyết các tranh chấp dân sự nóichung. Do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật về đất đai,thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai; thực trạng tranh chấp đất đai và việc giải quyết tranhchấp đất đai của các cơ quan có thẩm quyền (qua thực tiễn ở Hà Nội) trong những năm gầnđây, trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đấtđai và xác lập cơ chế giải quyết các tranh chấp đất đai thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả côngtác giải quyết tranh chấp đất đai, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân là việc làmcó ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn hiện nay. Với nhận thức như vậy, tôi đã lựachọn vấn đề Giải quyết tranh chấp đất đai (qua thực tiễn ở Hà Nội) làm đề tài luận vănthạc sĩ luật học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng tranh chấp vàgiải quyết tranh chấp đất đai ở nước ta, qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luậtđất đai và cơ chế áp dụng pháp luật để giải quyết có hiệu quả hơn các tranh chấp đất đai. - Để đạt được mục đích này, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu những quy định củapháp luật đất đai liên quan đến việc giải quyết tranh chấp đất đai, thực trạng giải quyếttranh chấp đất đai ở Hà Nội. Trên cơ sở đó chỉ ra những thiếu sót, tồn tại của pháp luật đấtđai hiện hành về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai; đề xuất các giải pháp nhằmhoàn hiện pháp luật đất đai, nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết tranh chấp đất đaiphúc đáp các đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong nhữngnăm đầu của thế kỷ XXI. 3. Phương pháp nghiên cứu - Để giải quyết các vấn đề do đề tài đặt ra, người viết luận văn sử dụng phươngpháp lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, trao đổi chuyên gia. 4. ý nghĩa của các kết quả nghiên cứu Các kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảotại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về luật học. Một số kiến nghị của đề tài có giá trị thamkhảo đối với các cơ quan xây dựng và thực thi pháp luật trong quá trình xây dựng, hoànthiện và tổ chức thực hiện pháp luật đất đai nói chung và pháp luật giải quyết tranh chấpđất đai nói riêng ở nước ta. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 3chương: Chương 1: Những vấn đề chung về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đấtđai. Chương 2: Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai (qua thực tiễn ở Hà Nội) Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đấtđai. Chương 1 Những vấn đề chung về tranh chấp đất đai và giải quyết ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
luật đất đai giải quyết tranh chấp tranh chấp đất đai cao học luật luận văn ngành luật cao học xã hội luật học luận vănTài liệu có liên quan:
-
7 trang 429 0 0
-
112 trang 395 0 0
-
Thảo luận đề tài: Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu
98 trang 337 0 0 -
Cẩm nang các tình huống pháp lý, chiêu trò và mưu kế trong mua bán đất (Tái bản): Phần 2
93 trang 326 8 0 -
LUẬN VĂN: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP HỌC TÍCH CỰC VÀ ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN LỌC THƯ RÁC
65 trang 257 0 0 -
79 trang 250 0 0
-
Luận văn: Thiết kế xây dựng bộ đếm xung, ứng dụng đo tốc độ động cơ trong hệ thống truyền động điện
63 trang 240 0 0 -
Báo cáo thực tập nhà máy đường Bến Tre
68 trang 234 0 0 -
Tiểu luận: Phân tích chiến lược của Công ty Sữa Vinamilk
25 trang 230 0 0 -
BÀI THUYẾT TRÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN
11 trang 226 0 0 -
Đồ án: Kỹ thuật xử lý ảnh sử dụng biến đổi Wavelet
41 trang 226 0 0 -
Luận văn đề tài : Thiết kế phần điện áp một chiều cho bộ UPS, công suất 4KVA, điện áp ra 110KV
89 trang 220 0 0 -
Luận văn: Thiết kế, xây dựng hệ thống phun sương làm mát tự động
68 trang 212 0 0 -
Báo cáo bài tập môn học : phân tích thiết kế hệ thống
27 trang 210 0 0 -
Luận văn: Nghiên cứu văn hóa Ấn Độ
74 trang 206 0 0 -
Luận văn: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PLC TRONG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LA HIÊN THÁI NGUYÊN
71 trang 205 0 0 -
43 trang 195 0 0
-
Báo Cáo môn Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống
32 trang 186 0 0 -
BÁO CÁO KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
33 trang 185 0 0 -
Luận văn: Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm nước xả vải mới
30 trang 184 0 0