Danh mục tài liệu

LUẬN VĂN: Giáo dục đạo đức mới cho thanh niên

Số trang: 84      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,005.97 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thanh niên là một lực lượng xã hội đặc thù, đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của xã hội. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng sự thành - bại, thịnh - suy của mỗi dân tộc phần lớn đều phụ thuộc vào thanh niên. Chính vì vậy việc giáo dục, đào tạo bồi dưỡng thế hệ thanh niên là một việc làm thường xuyên và cần thiết. Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã và đang mang...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN:Giáo dục đạo đức mới cho thanh niên LUẬN VĂN:Giáo dục đạo đức mới cho thanh niên MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thanh niên là một lực lượng xã hội đặc thù, đóng vai trò quan trọng trong sự vậnđộng và phát triển của xã hội. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng sự thành - bại,thịnh - suy của mỗi dân tộc phần lớn đều phụ thuộc vào thanh niên. Chính vì vậy việcgiáo dục, đào tạo bồi dưỡng thế hệ thanh niên là một việc làm thường xuyên và cầnthiết. Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởixướng và lãnh đạo đã và đang mang lại những kết quả to lớn trên tất cả các lĩnh vực củađời sống xã hội. Với những thành tựu đó đã tạo điều kiện cho thanh niên học tập, giaolưu với các nước, đặc biệt là các nước có nền khoa học - công nghệ tiên tiến. Từ đó giúpcho thanh niên tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu, có cơ hội tiếp thu những tinhhoa văn hoá của nhân loại. Ngoài ra, chính sự năng động của cơ chế thị trường đã tôiluyện cho thanh niên có được bản lĩnh đáng quý: nhạy bén, quyết đoán, thích khám phácái mới, vươn lên để tự khẳng định mình. Thế nhưng bên cạnh những thành tựu đạtđược đã nảy sinh những hạn chế nhất định do cơ chế thị trường mang lại, đó là sự xuấthiện đến mức báo động các hiện tượng phản đạo đức, phi nhân tính trong đời sống xãhội. Chính lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, thói ích kỷ, buông thả, phai mờ lýtưởng, bất chấp đạo lý … đang từng ngày, từng giờ làm xói mòn, băng hoại những nétđẹp văn hoá, đặc biệt là những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Mặc dù Đảng tacó nhiều quan điểm, đường lối nhằm kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyềnthống trong việc xây dựng đạo đức mới cho mọi tầng lớp nhân dân nói chung, cho thanhniên nói riêng, thế nhưng việc cụ thể hoá các quan điểm, đường lối ấy của đảng ở mộtsố nơi làm chưa tốt. Ở Bạc Liêu, mặc dù các chủ thể giáo dục đã có nhiều cố gắng trong quá trìnhgiáo dục các giá trị đạo đức cho thanh niên, thế nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhauđã làm cho hiệu quả giáo dục chưa cao, thậm chí ở một số nơi cấp ủy Đảng, chínhquyền và tổ chức Đoàn còn xem nhẹ hoặc chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc giáodục đạo đức cho thanh niên. Trước thực trạng ấy, việc giáo dục đạo đức mới cho thanh niên nói chung, chothanh niên Bạc Liêu hiện nay nói riêng trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị đạođức truyền thống của dân tộc như tinh thần đại hội lần thứ X của Đảng xác định: Xây dựng và hoàn thiện các giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy những bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên học sinh đặc biệt là lý tưởng sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam [9, tr.106].đang là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống để xây dựng đạođức mới nói chung, cho thanh niên nói riêng đã được Đảng ta và nhiều nhà khoa họcbàn đến. Đề cương văn hoá Việt Nam (1943) Đảng ta đã đề cập đến vấn đề kế thừa giátrị văn hoá truyền thống dân tộc để xây dựng nền văn hoá Việt Nam với nội dung “dântộc - khoa học - đại chúng”; Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam (1980)của Giáo sư Trần Văn Giàu (Nxb Khoa học xã hội,); Về giá trị tinh thần truyền thống(1993) Nxb thông tin lý luận, Hà Nội; Văn hoá dân tộc trong quá trình mở cửa ở nướcta hiện nay. (Khoa Văn hoá Xã hội chủ nghĩa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ chí Minh,Nxb CTQG, Hà Nội năm 1995; “Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giátrị” chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX 07 - 04, Hà Nội năm 1995;“Quan hệ kinh tế và đạo đức trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay” củaNguyễn Thế Kiệt (Tạp chí Triết học, số 6,1996); Nghị quyết Trung ương 5 Ban chấphành trung ương khoá VIII (1998) với nội dung: “Xây dựng và phát triển nền văn hoáViệt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”; “Giá trị truyền thống - nhân lõi và sứcsống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc” của tác giả Nguyễn Văn Huyên(Tạp chí Triết học, số 4, 1998); “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo dục,rèn luyện trong nền kinh tế thị trường” của Hoàng Trung (Tạp chí Triết học 5, 1998)… Một số chuyên khảo tiêu biểu đi sâu nghiên cứu nhằm xác định các giá trị đạođức truyền thống làm cơ sở cho việc xây dựng đời sống văn hoá đặc biệt là đời sống vănhoá và con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới: “Giáo dục đạo đức với sự hình thànhvà phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của Trần Sĩ Phán(luận án Tiến sĩ, 1999); “Quan hệ kinh tế và đạo đức với việc xây dựng đạo đức mớicho thế hệ trẻ hiện nay ở Việt Nam” của Nguyễn Đình Quế (luận văn thạc sĩ, 2000);“Giá trị đ ...