
LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định Thực trạng và giải pháp
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định Thực trạng và giải pháp LUẬN VĂN:Giáo dục pháp luật cho cán bộ, côngchức trên địa bàn tỉnh Bình Định - Thực trạng và giải pháp Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam ởmục 1 phần IX của Báo cáo Chính trị đã ghi: Nhà nước là công cụ chủ yếu để thực hiệnquyền làm chủ của nhân dân, là Nhà n ước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, Nhànước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan tổ chức, cán bộ, công chức, mọi côngdân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Để có được Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay,điều quan trọng hàng đầu là phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức vừa cóđức vừa có tài. Đó là những con người có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lậptrường của giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủnghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là những con người có ý thức và nănglực đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, nắm vững chính sách và pháp luậtcủa Nhà nước. Để quản lý được Nhà nước và xã hội bằng pháp luật theo tiêu chí của một nhànước pháp quyền, cán bộ, công chức phải được trang bị những kiến thức về nhà n ướcvà pháp luật một cách đầy đủ và kịp thời. Nhưng hiện nay, qua các phương tiện thôngtin đại chúng cho thấy: ở nhiều địa phương, việc vi phạm pháp luật, làm trái pháp luậtcủa cán bộ, công chức không phải là ít. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự vi phạmđó, có một nguyên nhân cơ bản, đó là cán bộ, công chức chưa nắm vững kiến thức vềnhà nước và pháp luật. ở Bình Định, những năm gần đây, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức nói chung, đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục pháp luật nói riêng đã được cấp ủy Đảngvà chính quyền địa phương quan tâm hơn. Vi ệc mở các lớp đào tạo cán bộ, công chứctại tỉnh và tham gia thi tuyển, cử tuyển cán bộ, công chức đi học ở các cơ sở đào tạochuyên ngành về nhà nước và pháp luật ngày càng nhiều h ơn. Tuy vậy, việc đào tạo,bồi dưỡng, giáo dục pháp luật để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước vàquản lý xã hội cho đội ngũ cán bộ, công chức ở các địa phương trong tỉnh hiện nayđang còn là vấn đề bức xúc. Là một giảng viên, công tác nhiều n ăm ở Trường Chính trị tỉnh Bình Định, tôiđã tham gia nhiều đợt nghiên cứu thực tế ở các địa phương trên địa bàn tỉnh. Qua tiếpxúc, trao đổi, khảo sát và làm việc với nhiều cán bộ, công chức ở các huyện, thànhphố trong tỉnh, nhất là với đội ngũ cán bộ, công chức ở các xã, ph ường, thị trấn, đãcho thấy: Còn một bộ phận khá lớn cán bộ, công chức hiểu bi ết pháp luật rất sơ sài,hời hợt. Nhiều cán bộ, công chức ch ưa phân biệt được giữa các loại vi phạm pháp luậthành chính, dân sự, hình sự... Có trường hợp vi phạm pháp luật hình sự nghiêm trọng,nhưng chính quyền địa phương chỉ xử lý nhẹ nhàng, đơn giản trong nội bộ thôn ấp.Ngược lại, có vụ việc đơn giản thì quan niệm là nghiêm trọng và xử lý khá nặng nề. Làm thế nào để tất cả cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị ở các địaphương trong tỉnh, khi đã tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội phải nắm bắt, amhiểu pháp luật một cách chặt chẽ, áp dụng pháp luật một cách đúng đắn, trước hết làtrong lĩnh vực mà mình thực hiện chức năng quản lý. Qua hai năm học tập, nghiên cứu tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,kết hợp giữa lý luận đã học và thực tiễn địa phương Bình Định cũng như thực tiễn giảngdạy bộ môn Nhà nước và pháp luật ở Trường Chính trị tỉnh Bình Định; được sự hướngdẫn khoa học của GS.TS Hoàng Văn Hảo, tôi chọn đề tài: Giáo dục pháp luật cho cánbộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bỡnh Định - Thực trạng và giải pháp làm đề tài luậnvăn tốt nghiệp. Tôi hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé vào công tác giáo dục pháp luật nóichung và giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức ở Bình Định nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Giáo dục pháp luật là một vấn đề mang tính cấp thiết ở nước ta trong giai đoạnhiện nay. Đây là vấn đề đã và đang được các nhà khoa học pháp lý quan tâm. Nhiều côngtrình nghiên cứu về lĩnh vực này đã được công bố, như: Nâng cao ý thức pháp luật củađội ngũ cán bộ quản lý hành chính nhà nước hiện nay, Luận án tiến sĩ của Lê ĐìnhKhiên, 1993; Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật, Đào Trí úc chủ biên, Hà Nội,1995; Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổimới, của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Hà Nội, 1995; Một số vấnđề giáo dục pháp luật ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số , Nxb Chính trị quốc gia, HàNội, 1996; Giáo dục pháp luật trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp vàdạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học của ĐinhXuân Thảo, 1996; Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp - hình thức đặc thù củagiáo dục pháp luật, Luận án tiến sĩ của Dương Thanh Mai, 1996; Công tác tuyên truyềngiáo dục pháp luật ở nước ta - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ của Hồ QuốcDũng, 1997; Một số vấn đề về giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, của Vụ Phổbiến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp, Nxb Thanh niên, 1997; Đổi mới giáo dục phápluật trong hệ thống các trường Chính trị ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ,Khoa Nhà nước pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1999; Đổi mớigiáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩcủa Nguyễn Ngọc Hoàng, 2000. Các công trình nói trên đã nêu ra nhiều vấn đề rất cơ bản cả về lý luận và thựctiễn trong hoạt động giáo dục pháp luật trên nhiều góc độ. Tuy nhiên, có thể nói rằng, chođến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về giáo dụcpháp luật cho cán bộ, công chức nói chung và Bình Định nói riêng. Vì vậy, đây là đề tàiđầu tiên nghiên cứu có hệ thống vấn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tỉnh bình định cán bộ công chức pháp luật cho cán bộ giáo dục pháp luật cao học luật luận văn ngành luật cao học xã hội luật học luận vănTài liệu có liên quan:
-
112 trang 397 0 0
-
Thảo luận đề tài: Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu
98 trang 340 0 0 -
LUẬN VĂN: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP HỌC TÍCH CỰC VÀ ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN LỌC THƯ RÁC
65 trang 260 0 0 -
79 trang 250 0 0
-
Luận văn: Thiết kế xây dựng bộ đếm xung, ứng dụng đo tốc độ động cơ trong hệ thống truyền động điện
63 trang 240 0 0 -
5 trang 236 0 0
-
Báo cáo thực tập nhà máy đường Bến Tre
68 trang 235 0 0 -
Tiểu luận: Phân tích chiến lược của Công ty Sữa Vinamilk
25 trang 232 0 0 -
BÀI THUYẾT TRÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN
11 trang 226 0 0 -
Đồ án: Kỹ thuật xử lý ảnh sử dụng biến đổi Wavelet
41 trang 226 0 0 -
Luận văn đề tài : Thiết kế phần điện áp một chiều cho bộ UPS, công suất 4KVA, điện áp ra 110KV
89 trang 222 0 0 -
Luận văn: Thiết kế, xây dựng hệ thống phun sương làm mát tự động
68 trang 217 0 0 -
Luận văn: Nghiên cứu văn hóa Ấn Độ
74 trang 210 0 0 -
Báo cáo bài tập môn học : phân tích thiết kế hệ thống
27 trang 210 0 0 -
Luận văn: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PLC TRONG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LA HIÊN THÁI NGUYÊN
71 trang 209 0 0 -
43 trang 196 0 0
-
BÁO CÁO KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
33 trang 187 0 0 -
Báo Cáo môn Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống
32 trang 187 0 0 -
Luận văn: Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm nước xả vải mới
30 trang 184 0 0 -
65 trang 183 0 0