Danh mục tài liệu

LUẬN VĂN: Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quảng Bình

Số trang: 95      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.30 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong giai đoạn hiện nay, ở nước ta đất đai là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất nông nghiệp, đồng thời nó còn có vai trò đặc biệt đối với các ngành công nghiệp, dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp khác. Do đó, giải quyết đúng đắn vấn đề ruộng đất trên cơ sở vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về địa tô, ruộng đất sẽ góp phần quan trọng vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quảng Bình LUẬN VĂN:Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dàicho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quảng Bình Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn hiện nay, ở nước ta đất đai là một trong những yếu tố quantrọng nhất của quá trình sản xuất nông nghiệp, đồng thời nó còn có vai trò đặc biệt đốivới các ngành công nghiệp, dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp khác. Do đó, giải quyếtđúng đắn vấn đề ruộng đất trên cơ sở vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin vềđịa tô, ruộng đất sẽ góp phần quan trọng vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước. Với ý nghĩa và vị trí quan trọng đặc biệt của đất đai, trải qua nhiều giai đoạnlịch sử, vấn đề đất đai luôn luôn được Nhà nước và nhân dân ta quan tâm, coi trọng.Hiến pháp ta quy định đất đai là tài sản quốc gia, thuộc sở hữu toàn dân và do nhànước thống nhất quản lý. Vấn đề giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển sảnxuất nông nghiệp theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước tanhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp hàng hóa. Do vai trò quan trọng của đất đai nông nghiệp đối với phát triển kinh tế, Đại hộiĐảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XIII (2000) đã nêu lên nhiệm vụ trọng tâm đối vớingành nông nghiệp của toàn tỉnh trong những năm trước mắt là: Sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa trước hết tập trung vào khu vực nông nghiệp và nông thôn, coiđó là định hướng chiến lược lâu dài để phát triển kinh tế hàng hóa, chuyển dịch cơ cấukinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Vì vậy, giải quyết tốt vấn đề giao quyền sửdụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa đã cónhiều tiến bộ, hầu hết ruộng đất đã có chủ sử dụng cụ thể, nên việc đầu tư thâm canh vàbảo vệ đất có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần phải giải quyết cảvề lý luận và thực tiễn như: Nâng cao hiệu quả sử dụng đất; vấn đề tích tụ ruộng đất;giao đất giao rừng; vấn đề thu lợi ích từ việc sử dụng đất đai... Nhất là đối với một sốđịa bàn vùng sâu, vùng xa, một số đất trống đồi trọc chưa được khai thác đúng tiềmnăng của nó. Với lý do trên tôi chọn đề tài: Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài chonông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quảng Bình để nghiên cứu nhằmgóp một phần nhỏ bé tìm ra những giải pháp giúp cho việc giao quyền sử dụng ruộngđất lâu dài cho nông dân trong thời kỳ tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nôngnghiệp, nông thôn ở Quảng Bình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Khi bàn về giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân là một vấn đềhết sức phức tạp. Do tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của nó nên có rất nhiều côngtrình đã được thể hiện dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau. Trên các Tạp chíNghiên cứu kinh tế, Tạp chí Lý luận... và một số sách đã xuất bản thì có nhiều tác giả đềcập đến các khía cạnh khác nhau của vấn đề ruộng đất. Trong số tác giả này phải kểđến: PGS.TS Nguyễn Đình Kháng - TS Vũ Văn Phúc, Một số vấn đề lý luận của Mácvà Lênin về địa tô, ruộng đất, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; GS.TS Đỗ ThếTùng, Quan điểm của Lênin về sở hữu tư liệu sản xuất trong nông nghiệp, Tạp chíThông tin Nghiên cứu lý luận của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tháng3/1990; ngoài ra còn một số bài viết của các tác giả: Nguyễn Sinh Cúc; Trần NgọcHiên,... Và gần đây nhất, vào tháng 5/2001 tại huyện Khoái Châu - Hưng Yên, ViệnNghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đã phối hợp với ủy ban nhân dân tỉnh HưngYên tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Chuyển đổi ruộng đất và chuyển dịch cơcấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và có đi sâu bàn đến dồn điền, dồn thửa ruộngđất nông nghiệp thực tiễn ở địa phương tại huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Riêng về phântích đất đai nông nghiệp mới chỉ có một số tài liệu đánh giá đất của một số giảng viêncủa Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Cùng với những đề tài đi vào nghiên cứuTiềm năng đất đai nông nghiệp để phát triển kinh tế hàng hóa ở Phú Thọ của thạc sĩNguyễn Tiến Khôi. Đối với Quảng Bình, những đề tài đi sâu nghiên cứu quan hệ ruộng đất để pháttriển nông nghiệp hàng hóa ở Quảng bình chưa có công trình nào đề cập đến. Do đó tôimạnh dạn chọn đề tài Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để pháttriển nông nghiệp hàng hóa ở Quảng Bình hy vọng góp một phần nhỏ của mình vàoviệc tìm ra giải pháp trong vấn đề giao quyền sử dụng ruộng đất để thúc đẩy nôngnghiệp Quảng Bình ngày càng phát triển trên cơ sở phát huy nội lực của chính mình. 3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu của luận văn - Mục đích nghiên cứu: Xác định rõ cơ sở lý luận về đất đai, phân tích đánh giá những khả năng, nhữngđiều kiện khách quan, chủ quan để vận dụng vào chủ trương giao đất giao rừng thúc đẩynền nông nghiệp Quảng Bình phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa. Từ đó luận văn có mục đích xác định những quan điểm và kiến nghị những giảipháp chủ yếu để thực hiện giải quyết giao đất giao rừng để thúc đẩy nền nông nghiệp hànghóa ở Quảng Bình. - Nhiệm vụ: + Làm rõ ý nghĩa lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các chủ trương củaĐảng ta đối với việc giao đất giao rừng cho người nông dân để phát triển nông nghiệphàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. + Khảo sát đánh giá việc thực hiện chủ trương giao đất giao rừng cho nông dânở Quảng Bình, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp đối với việc thực hiện chủ trươngnày qua nghiên cứu thực tế ở tỉnh. - Phạm vi nghiên cứu: + Thời gian nghiên cứu: từ 1986 đến nay (2002). + Địa bàn nghiên cứu: chủ yếu là 7 huyện, thị xã ở tỉnh Quảng Bình. + Đề tài giới hạn việc nghiên cứu: giao đất, giao rừng (chủ yếu là nông - lâmnghiệp; trồng trọt và ...