Danh mục tài liệu

LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp ở nhà nước việt nam hiện nay

Số trang: 98      Loại file: pdf      Dung lượng: 787.65 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định dân chủ là bản chất, là mục tiêu và là động lực của cách mạng Việt Nam. Thực tiễn cách mạng nước ta qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã chứng minh rằng: Thực hiện và mở rộng dân chủ, tập hợp được sức mạnh vật chất và tinh thần của nhân dân là yếu tố quyết định để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mục tiêu chiến lược của đất nước. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN:Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp ở nhà nước việt nam hiện nay LUẬN VĂN:Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng địnhdân chủ là bản chất, là mục tiêu và là động lực của cách mạng Việt Nam. Thực tiễn cáchmạng nước ta qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹđã chứng minh rằng: Thực hiện và mở rộng dân chủ, tập hợp được sức mạnh vật chất vàtinh thần của nhân dân là yếu tố quyết định để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mục tiêuchiến lược của đất nước. Trong thời kỳ đổi mới, đất nước ta đứng trước những thời cơ vàthách thức của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, phát triển nhanh và bền vững nền kinh tếlà nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cũng hết sức khó khăn đặt ra đối với Đảng, Nhà nướcvà nhân dân ta. Cũng như bất kỳ một quốc gia nào khác, để thực hiện thắng lợi các nhiệmvụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi chúng ta phải có một hệ thống doanhnghiệp năng động, làm ăn có hiệu quả, có sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững. ởnước ta, hệ thống doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã thực sự đóng vai trò chủ đạo trongnền kinh tế, là nguồn lực quan trọng phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu của chủnghĩa xã hội (CNXH), là công cụ quan trọng để nhà nước điều tiết vĩ mô, định hướng xãhội chủ nghĩa (XHCN) nền kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, DNNN đã bộclộ những điểm yếu khá rõ ràng, đó là sự kém năng động trong sản xuất kinh doanh, nănglực cạnh tranh yếu, hiệu quả kinh doanh thấp. Nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, khôngcó lãi hoặc lãi ở mức độ không đáng kể vẫn đang tồn tại bởi cơ chế quản lý, cơ chế ưuđãi, bảo hộ, đang thực sự trở thành rào cản kìm hãm sức mạnh nội lực của nền kinh tế.Chính vì vậy, sắp xếp, đổi mới để phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN làmột yêu cầu khách quan, một nhiệm vụ bức thiết của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta hiệnnay. Một trong những giải pháp đổi mới DNNN đã được thực hiện và bước đầu pháthuy hiệu quả đó là cổ phần hóa (CPH) DNNN. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, trongthực tiễn thực hiện, CPH DNNN chưa thực sự đạt được những mục tiêu đã đề ra, chưamang lại hiệu quả tương xứng với tiềm năng của nó. Một trong những nguyên nhân hạn chếtốc độ và hiệu quả của giải pháp CPH DNNN đó là, chúng ta chưa thực sự mở rộng và pháthuy dân chủ trong CPH DNNN, CPH DNNN chưa thực sự thu hút được sự tham gia rộngrãi của các tầng lớp nhân dân đóng góp sức người sức của với ý nghĩa trực tiếp là pháthuy sức mạnh nội lực của nền kinh tế, đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả của giảipháp này. Những biểu hiện thiếu dân chủ trong CPH DNNN là rất rõ ràng, đó là tình trạngCPH khép kín trong nội bộ doanh nghiệp, hạn chế sự tham gia của nhân dân, của các nhàđầu tư. Đó là sự chạy trốn CPH, xuất phát từ động cơ lợi ích cục bộ của doanh nghiệp, củađịa phương, là tình trạng các tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thao túng quátrình CPH DNNN, như hạ thấp giá trị doanh nghiệp, gian lận trong bán đấu giá cổ phầnnhằm trục lợi cho bản thân, xâm phạm quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản trong doanhnghiệp CPH... Nguyên nhân của sự hạn chế dân chủ trong thực hiện CPH DNNN tiềm ẩn trongbản thân các quy định của pháp luật, trong quá trình tổ chức thực hiện và cả trong mức độnhận thức của người dân về CPH. Với mục tiêu đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, củadoanh nghiệp, của nhà đầu tư và người lao động; huy động vốn của các cá nhân, tổ chức kinhtế, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước, hoạt động CPH DNNN thực sự cần có được nộidung dân chủ sâu sắc tạo nên động lực to lớn cho việc đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quảcủa quá trình này. Theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng(khóa IX), trong những năm tiếp theo, chúng ta cần phải đẩy nhanh tiến độ CPH, mởrộng diện các DNNN cần CPH, kể cả một số tổng công ty lớn trong các ngành như điệnlực, luyện kim, ngân hàng... Nhiệm vụ CPH trước mắt là hết sức nặng nề, việc mở rộngvà phát huy dân chủ trong CPH DNNN là yêu cầu có tính chất cấp bách trong thực tiễn,vì vậy việc triển khai nghiên cứu đề tài Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trongcổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết, đápứng yêu cầu dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế, nâng cao chất lượng và hiệu quả CPHDNNN ở nước ta hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cổ phần hóa DNNN là một đề tài được nhiều nhà khoa học nghiên cứu ở nhiềukhía cạnh khác nhau. Dưới góc độ pháp lý có nhiều công trình nghiên cứu về CPHDNNN, tiêu biểu như: - PGS.TS Lê Hồng Hạnh: Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - những vấn đề lýluận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. Đây là công trình có nội dung ...