Danh mục tài liệu

LUẬN VĂN: Kinh tế du lịch ở tỉnh Chăm Pa Sắc, nước Cộng hoà dan chủ Nhân dân Lào

Số trang: 106      Loại file: pdf      Dung lượng: 868.23 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong mấy thập kỷ qua, du lịch được coi là một ngành kinh tế tổng hợp rất lớn và phát triển nhanh trên toàn thế giới. Đó là ngành kinh tế có sự phong phú, đa dạng về hàng hoá và dịch vụ khác nhau cho khách hàng, nhằm thu hút ngoại tệ và tạo công ăn, việc làm cho nhân dân. Du lịch gắn với giao thông, nhà hàng, khách sạn, mua bán hàng hoá, nghỉ ngơi và nơi vui chơi giải trí … Như vậy, du lịch là ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động, tạo...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Kinh tế du lịch ở tỉnh Chăm Pa Sắc, nước Cộng hoà dan chủ Nhân dân Lào LUẬN VĂN:Kinh tế du lịch ở tỉnh Chăm Pa Sắc, nước Cộng hoà dan chủ Nhân dân Lào Mở đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong mấy thập kỷ qua, du lịch được coi là một ngành kinh tế tổng hợp rất lớn vàphát triển nhanh trên toàn thế giới. Đó là ngành kinh tế có sự phong phú, đa dạng về hànghoá và dịch vụ khác nhau cho khách hàng, nhằm thu hút ngoại tệ và tạo công ăn, việc làmcho nhân dân. Du lịch gắn với giao thông, nhà hàng, khách sạn, mua bán hàng hoá, nghỉngơi và nơi vui chơi giải trí … Như vậy, du lịch là ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động,tạo công ăn, việc làm và mang lại thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó việc pháttriển kinh tế du lịch đã trở thành một yếu tố thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, làđộng lực làm tăng tiến trình giao lưu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội giữa các quốc gia,dân tộc trên cơ sở hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông hàng hoá. Du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong khu vực Đông Nam á. Sự hoà nhập giữacác nước hạ lưu sông Mê Kông được coi là nơi du lịch nổi tiếng thu hút du khách từ khắpnơi trên thế giới và là nơi du lịch phát triển nhanh nhất. Nền kinh tế của nước Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào(CHDCND Lào) sau 20năm đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng. Cùng với cácngành kinh tế khác, trong những năm qua du lịch của Lào đã và đang được chú trọng đầutư phát triển, đặc biệt vào năm 1999 – 2000 là năm du lịch Lào. Ngành du lịch Lào đangđược chính phủ quan tâm đẩy nhanh tốc độ theo kịp các nước trong khu vực và thế giới.Tốc độ phát triển của toàn ngành tuỳ thuộc rất nhiều vào sự phát triển du lịch ở các tỉnh,các địa phương. Mấy năm vừa qua tiềm năng du lịch ở địa phương đã được khai thác ởnhững mức độ khác nhau tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn trongcả nước. Tỉnh Chăm Pa Sắc là một tỉnh ở cực Nam Lào; được chia thành 2 vùng: vùngđồng bằng, vùng cao nguyên và núi; có biên giới giáp với các tỉnh và các nước láng giềngnhư: phía bắc giáp tỉnh Xa La Văn, phía nam giáp tỉnh Xiêng Teng của Vương quốc CămPu Chia, phía đông giáp tỉnh Xê Cong và tỉnh Ăt Ta Pư, phía tây giáp tỉnh U Bôn Lạt XạTha Ni của Vương quốc Thái Lan. Trên tuyến đường biên giới quốc gia giữa Cộng hoàdân chủ Nhân dân Lào với Vương quốc Căm Pu Chia và Vương quốc Thái Lan thuộc địaphận tỉnh Chăm Pa Sắc có ba cửa khẩu quốc tế là sân bày quốc tế (thành phố Pak Sê),cửa khẩu Vơn Kham và cửa khẩu Văng Tau. Tỉnh có sông Mê Kông chảy dọc theo chiều Tây Bắc xuống Đông Nam qua 8huyện, trong đó có 1 huyện đảo (huyện Khổng) trên sông Mê Kông; chính sông Mê Kôngđã chia tỉnh Chăm Pa Sắc thành 2 bên đông và tây (bên phía đông có 5 huyện, bên phíatây có 4 huyện và 1 huyện trên đảo). Chăm Pa Sắc nằm trên trục đường giao thông quan trọng của đất nước như Quốclộ số 13 và điểm nối đường giao thông đi vào ba tỉnh miền Nam Lào, có một sân bayquốc tế. Đây là điểm lợi thế về vị trí địa lý của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội nóichung, về kinh tế du lịch nói riêng; nhưng đồng thời việc có biên giới giáp với Thái Lanlà một trong những điểm khó khăn, phức tạp về quốc phòng an ninh của tỉnh; bọn xấuthường sử dụng đất Thái Lan xâm nhập vào gây rối trật tự an ninh của tỉnh. Chính vì vậy, việc đánh giá đúng tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch Chăm PaSắc trong những năm qua, từ đó đề xuất những giải pháp có tính khả thi để khai thác triệtđể tiềm năng du lịch ở địa bàn này được coi là hết sức cần thiết. Do đó em lựa chọn đềtài: “Kinh tế du lịch ở tỉnh Chăm Pa Sắc, nước Cộng hoà dan chủ Nhân dân Lào” làmluận văn thạc sĩ kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu Du lịch Lào nói chung, Chăm Pa Sắc nói riêng trong những năm gần đây đã cónhững bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên là một ngành khá mới mẻ. ở Lào du lịch vàkinh tế du lịch còn non kém so với các nước trong khu vực và cả thế giới. Tuy vậy, thờigian qua ở Lào cũng có một số đề tài nghiên cứu phương hướng, chính sách phát triển dulịch, một số đề tài tập trung vào việc giải quyết vấn đề kỹ thuật, nghiệp vụ du lịch, có thểnêu một số nghiên cứu sau đây: - Khay khăm Văn-nạ-vông-sỷ (10 -1999), “Phát triển ngành du lịch ở CHDCNDLào”, Tạp chí nghiên cứu lý luận, số (4). - Hum phăn Khua-pa-sit (2008), “Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luang PraBang trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị – Hànhchính quốc gia Hồ Chí Minh. ở Việt Nam liên quan đến vấn đề du lịch đã có những công trình khoa học nghiêncứu vấn đề du lịch và kinh tế du lịch. Chẳng hạn: - Trần Mạnh Chí (2007), Giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành mũi nhọn ởHà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị quốc gia Hồ ChíMinh. - Hoàng Đức Cường (1999), Phát tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: