Danh mục tài liệu

Luận văn: Mối quan hệ giữa công chúng với truyền hình Việt Nam hiện nay

Số trang: 82      Loại file: pdf      Dung lượng: 843.46 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong thế kỷ XX, loài người đã được chứng kiến một hiện tượng hết sức quan trọng, đó là sự bùng nổ thông tin. Không có lĩnh vực hoạt động xã hội nào lại không chịu ảnh hưởng của sự bùng nổ này. Nó có tác động mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới và ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội hiện đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn: Mối quan hệ giữa công chúng với truyền hình Việt Nam hiện nay LUẬN VĂN:Mối quan hệ giữa công chúng với truyền hình Việt Nam hiện nay mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thế kỷ XX, loài người đã được chứng kiến một hiện tượng hết sức quantrọng, đó là sự bùng nổ thông tin. Không có lĩnh vực hoạt động xã hội nào lại không chịuảnh hưởng của sự bùng nổ này. Nó có tác động mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới vàảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội hiện đại. Con người dù ở bất cứ đâutrên hành tinh này cũng đều có thể biết hàng loạt các sự kiện đang xảy ra trên thế giới màkhông bị lệ thuộc hay bị ngăn cản bởi không gian và thời gian. Đó chính là sức mạnh củatruyền thông, báo chí đã có một bề dày lịch sử phát triển khá lâu dài và đã được xã hộikhẳng định, nó đã trở thành món ăn tinh thần hàng ngày không thể thiếu được đối với cáctầng lớp dân cư và hình thành nên một thói quen tiếp nhận thông tin từ báo chí. Hiện nay, truyền hình là một phương tiện truyền thông hữu hiệu. Mặc dù ra đờimuộn song truyền hình đã ngày càng khẳng định được vai trò hết sức quan trọng trongviệc truyền đi và tiếp nhận thông tin của loài người. Qua màn hình vô tuyến, người xemnhư được tận mắt trong thấy những sự kiện, hiện tượng và hành động, thái độ của conngười như họ là người trực tiếp có mặt tại nơi diễn ra sự việc, hiện tượng ấy. Hình ảnh vàtiếng động hiện trường cộng với sắc thái của tình cảm thái độ người thực hiện chươngtrình được thể hiện bằng lời bình, nhạc,...đã tác động tới người xem, cuốn hút và gây xúccảm cho họ. Việc khán giả được chứng kiến mọi sự việc, hiện tượng trên toàn cầu ngaytại nhà mình đã làm cho hầu hết gia đình nào cũng có ti vi. Số gia đình có sử dụng ti vi đãlên đến con số hàng tỷ và truyền hình ngày càng thể hiện rõ sức mạnh truyền thông củamình. Mục đích nhắm tới của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng chính là côngchúng, phục vụ công chúng. Báo chí không thể tồn tại bên ngoài xã hội, vì sứ mạng của báochí trước hết đó là thỏa mãn các nhu cầu xã hội. Bên cạnh đó, xã hội hiện đại cũng khôngthể tồn tại mà không có báo chí, xã hội quan tâm đến việc phổ biến những thông tin có ýnghĩa xã hội quan trọng trên quy mô đại chúng. Đó là sự phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhaugiữa các phương tiện thông tin đại chúng và xã hội, mang ý nghĩa nhiều mặt và đa dạng. Cácnhà báo và công chúng hưởng thụ thông tin đều tuân theo những luận thuyết và quan điểmcụ thể về báo chí. Những luận thuyết và quan điểm ấy quyết định mục tiêu, nhiệm vụ, cáchình thức và phương pháp hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng. Trong mối quan hệ với dư luận xã hội (hay chính là công chúng tiếp nhận) thì báochí có vai trò đặc biệt quan trọng. Đầu tiên, phải kể đến vai trò khơi nguồn, tức là năng lựcxã hội hóa các sự kiện và các vấn đề từ một góc phố, làng quê, ở một không gian hẹp thànhsự kiện và vấn đề toàn xã hội, thậm chí toàn cầu. Và ngược lại báo chí có thể nhanh chónghoặc ngay lập tức đưa các sự kiện và vấn đề trên khắp hành tinh về đến góc nhà của mỗingười, vai trò này được truyền hình đảm nhiệm một cách tốt nhất. Thứ đến, báo chí có vaitrò phản ánh dư luận xã hội, phản ánh càng kịp thời, càng sâu sát và đầy đủ bao nhiêu thìbáo chí càng sinh động và hấp dẫn bấy nhiêu. Sau cùng, báo chí có vai trò định hướng vàđiều hòa xã hội, điều hòa tâm lý, tâm trạng xã hội, đây là vai trò có ý nghĩa quyết định hiệuquả tác động của báo chí. Đài truyền hình Việt Nam là Đài truyền hình quốc gia và là Đài truyền hình đượcsự quan tâm của đông đảo quần chúng nhất. Đồng thời, Đài cũng mang trọng trách lớn đólà định hướng dư luận xã hội, là cơ quan ngôn luận, là công cụ thể hiện quyền lực chínhtrị của Đảng và Nhà nước, vừa là diễn đàn dân chủ thể hiện quyền lực của nhân dân, vừalà công cụ của nhân dân giám sát mọi tiến trình kinh tế xã hội, góp phần làm lành mạnhhóa các mối quan hệ trong xã hội. Chính vì vậy, có thể coi công chúng là đối tác của báochí nói chung và Đài truyền hình Việt Nam nói riêng. Mối liên hệ giữa công chúng vàĐài truyền hình Việt Nam ngày càng thể hiện rõ, đó là mối liên hệ bền chắc và không thểphủ nhận. Những năm gần đây, sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam đã tạo ra một diệnmạo hết sức mới mẻ cho xã hội. Đời sống của các tầng lớp cư dân đang có những chuyểnbiến rõ rệt, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao, kéo theo nhu cầu mọi mặt cũngthay đổi nhanh chóng và ngày một cao hơn. Vì thế mà sự đòi hỏi chất lượng các kênhtruyền hình cũng phải được nâng cao. Điều này đã tạo nên một lớp công chúng kháctrước đây rất nhiều, một lớp công chúng truyền hình hiện đại. Sự tham gia của côngchúng vào công nghiệp truyền hình đang có xu hướng tăng mạnh, tạo nên mối liên hệkhăng khít giữa công chúng với Đài truyền hình. Để đáp ứng được tốt nhất những nhu cầu của công chúng hiện đại thì việc nghiêncứu và nắm bắt được nhu cầu hay sự quan tâm của họ đối với báo chí là có ý nghĩa đặcbiệt quan trọng đối với các nhà làm truyền hình, đặc biệt là Đài truyền hình Việt Nam. Gần đây, Đài truyền hình Việt Nam đang thực sự chiếm được lòng tin yêu củacông chúng, tạo được dư luận khá tốt bởi có sự tiến bộ vượt bậc cả về nội dung và hìnhthức. Cơ chế quản lý đang dần thích nghi với cơ chế thị trường trong khi vẫn đảm bảochức năng là cơ quan tuyên truyền của Đảng và Nhà nước. Nhưng để có thể duy trì sựphát triển mạnh mẽ, Đài truyền hình Việt Nam cũng cần có những kế hoạch thực tế vàthường xuyên để phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Những kế hoạch này phải được dựatrên cơ sở của sự định hướng chiến lược, những cơ chế hiện hành và sự thay đổi trongtương lai. Khả năng thích ứng với tình hình, bao gồm cả sự phát triển về kỹ thuật, kỹnăng và kinh tế, đặc biệt là khả năng nắm bắt đối tác - công chúng hiện đại, để có địnhhướng tốt nhất. Bằng thực tiễn và lý luận trên, tôi chọn đề tài Mố ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: