Danh mục tài liệu

LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Dệt may Hà nội

Số trang: 123      Loại file: pdf      Dung lượng: 939.50 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IV đến nay, nước ta đã có nhiều đổi mới quan trọng, đặc biệt là việc chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, mở cửa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nền kinh tế mở cửa đã tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển nhằm đảm bảo sự lưu thông hàng hoá thông thương với nước ngoài, khai thác tiềm năng và thế mạnh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Dệt may Hà nội LUẬN VĂN:Một số giải pháp nhằm thúc đẩyhoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Dệt may Hà nội Lời mở đầu Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IV đến nay, nước ta đã có nhiềuđổi mới quan trọng, đặc biệt là việc chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu baocấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, mở cửa vận hành theo cơ chế thịtrường có sự quản lý của Nhà nước. Nền kinh tế mở cửa đã tạo điều kiện cho thươngmại quốc tế phát triển nhằm đảm bảo sự lưu thông hàng hoá thông thương với nướcngoài, khai thác tiềm năng và thế mạnh của nước ta và của thế giới trên cơ sở phâncông lao động quốc tée. Đối với Việt Nam cũng như tất cả các nước trên thế giới, hoạt động xuất khẩuđóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế và xây dựng đấtnước. Nó như là một phương tiên phục vụ nhu cầu nhập khẩu, cải tiến công nghệ, kỹthuật hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hơn thế, hoạt động xuất khẩu còn làmột yếu tố không thể thiếu trong việc triển khai thực hiện chương trình công nghiệphoá - hiện đại hoá đất nước. Trong cơ cấu hàng công nghiệp xuất khẩu thì hàng dệt may chiếm tỉ trọng đángkể, xuất khẩu chủ lực. Hơn nữa sự thành công về xuất khẩu trong ngành dệt maythường mở đường cho sự xuất hiện của một chiến lược phát triển định hướng xuấtkhẩu có cơ sở rộng hơn vì đây là một ngành công nghiệp quan trọng: sự tăng trưởngcủa ngành này cho thấy kết quả hoạt động kinh tế một cách tổng thể hơn. Xuất phát từ vấn đề thực tiễn, trong quá trình thực tập tại Công ty Dệt may Hà nội,em đã nghiên cứu hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty và chọn đề tài “Mộtsố giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Dệtmay Hà nội” với mục đích nghiên cứu các vấn đề lý luận về hoạt động xuất khẩu vàthực tiến hoạt động xuất khẩu của Công ty để đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạtđộng xuất khẩu của Công ty. Chuyên đề được chia làm 3 phần: Chương 1: Tổng quan về hoạt động kinh doanh xuất khẩu Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Công ty Dệt may Hànội Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu ởCông ty Dệt may Hà nội Với khả năng nghiên cứu và thời gian hạn chế, chuyên đề này không tránh khỏinhững sai sót và khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự góp ý bổ sung của thầy côvà bạn bè. Qua đây em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Đoàn Thị Thu Hà và các cán bộPhòng xuất nhập khẩu của Công ty Dệt may Hà nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em trongquá trình hoàn thiện đề tài này. Chương Itổng quan về hoạt động kinh doanh xuất khẩuI. khái niệm và vai trò của kinh doanh xuất khẩu1. Khái niệm của hoạt động kinh doanh xuất khẩu Kinh doanh xuất nhập khẩu là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thôngqua hành vi mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phảnánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệtcủa các quốc gia khác nhau trên thế giới. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đối với một quốc gia là cần thiết, có ý nghĩasống còn vì nó khai thác được lợi thế so sánh của nước xuất khẩu và mở rộng ra tiêudùng trong nước nhập khẩu; kinh doanh xuất nhập khẩu cho phép một nước tiêu dùngtất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng, với danh giới củađường khả năng sản xuất trong nước đó (nếu thực hiện tự cung, tự cấp, không có quanhệ buôn bán). Xuất khẩu là việc ban sản phẩm hàng hoá sản xuất trong nước ra nước ngoài nhằmmục đích đẩy mạnh sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thu ngoạitệ, tăng tích luỹ cho ngân sách Nhà nước, phát triển sản xuất kinh doanh và nâng caođời sống nhân dân. Khác với việc mua bán sản phẩm trong thị trường nội địa, hoạtđộng xuất khẩu phức tạp hơn nhiều. Đây là hoạt động giao dịch buôn bán giữa nhữngngười có quốc tịch khác nhau, thị trường vô cùng rộng lớn, khó kiểm soát, đồng tiềnthanh toán mạnh, các quốc gia khác nhau tham gia vào hoạt động giao dịch, buôn bánnày phải tuân thủ theo những tập quán, thông lệ quốc tế cũng như của các địa phương. Hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện, từ xuấtnhập khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và cả côngnghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi này đều nhằm mục đích đem lại lợiích cho các quốc gia tham gia. Hoạt động xuất nhập khẩu còn diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không gian lẫnthời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, song cũng có thể kéo dài hàngnăm, có thể tiến hành trên phạm vi lãnh thổ một nước hany nhiều nước khác nhau. Nókhông phải là những hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ muabán trong một nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài. Song hoạt độngmua bán ở đây có những sự khác biệt phức tạp hơn mua ban trong nước, các chủ thểthực hiện hành vi mua bán có quốc tịch khác nhau và hàng hoá đựơc mua ban đượcđưa tới một quốc gia khác.2. Vai trò của hoạt động kinh doanh xuất khẩu 2.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đấtnước. Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu đểkhắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp hoá đấtnước trong một thời gian ngắn, đòi hỏi phải có vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc,thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như: - Đầu tư nước ngoài - Vay nợ, viện trợ - Thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ - Xuất khẩu Các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ ….tuy quan trọng,nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này. Nguồn vốnquan trọng nhất để nhập kh ...