Danh mục tài liệu

LUẬN VĂN: Nâng cao vai trò của chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay

Số trang: 101      Loại file: pdf      Dung lượng: 889.77 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quán triệt quan điểm của Đảng, giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn cách mạng hiện nay và để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chung của đất nước, tỉnh Thái Bình đã không ngừng xây dựng và phát triển về mọi mặt. Đặc biệt chú trọng phát triển giáo dục bởi “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Từ xa xưa, Thái Bình vốn là một tỉnh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Nâng cao vai trò của chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay LUẬN VĂN:Nâng cao vai trò của chủ thể nhận thức tronghọc tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Quán triệt quan điểm của Đảng, giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhằm phát triểnnguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế - xã hộitrong giai đoạn cách mạng hiện nay và để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chung củađất nước, tỉnh Thái Bình đã không ngừng xây dựng và phát triển về mọi mặt. Đặc biệtchú trọng phát triển giáo dục bởi “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Từ xa xưa, Thái Bình vốn là một tỉnh thuần nông không những có truyền thốngthâm canh giỏi mà còn là một trong những tỉnh có nền văn hiến cao, có truyền thống“hiếu học”. Hơn nửa thế kỷ qua, tuy còn là một tỉnh rất khó khăn về kinh tế, nhưng Thái Bìnhvẫn không ngừng đầu tư cho sự nghiệp “trồng người”, góp phần quan trọng vào sự nghiệpbảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Từ ngày hoà bình lập lại, bước vào thời kỳ khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế - xãhội, sự nghiệp giáo dục của tỉnh Thái Bình được đặc biệt coi trọng, được coi là “chìa khoá”để mở cửa vào lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật. Gắn liền với phong trào sản xuất, với khẩu hiệu “lúa xanh tươi, người biết chữ”Thái Bình đã được tặng thưởng huân chương lao động hạng Nhì. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra vô cùng ác liệt nhưng sự nghiệpgiáo dục của tỉnh Thái Bình vẫn được duy trì và phát triển. Hiện nay trong thời kỳ đổi mới, mở cửa và bùng nổ về khoa học công nghệ, thựchiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hệ thống các trường chuyên nghiệp, kinh tế kỹ thuật,trường chính trị, trường dạy nghề đã phát huy tác dụng và góp phần quan trọng vào sựnghiệp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cũng như nguồn nhân lực cho tỉnh Thái Bình. Nhiều năm qua, Thái Bình “được mùa” về sự nghiệp “trồng người”. “Đất học” TháiBình có nhiều tài năng nở rộ, hàng năm số học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, caođẳng đạt từ 20% đến 30%. Các làng quê và đô thị của Thái Bình đã nuôi dưỡng nên biết baocử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ, giáo sư… Họ đã và đang làm giàu cho quê hương, đất nước. Nhiềungười con của Thái Bình đã và đang giữ những cương vị chủ chốt ở các địa phương vàTrung ương [2]. Những năm gần đây, Thái Bình tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạihoá, thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những tiến bộ khoa họckỹ thuật - công nghệ đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của Thái Bình. Quê lúa đã dầnđổi màu, những nhà máy, những khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, của toàn cầu hoá, của sự mở cửa giao lưu, hộinhập với thế giới… một mặt, đã tạo nhiều cơ hội học tập và việc làm cho mọi thành viêntrong xã hội. Mặt khác, cũng đem lại những nguy cơ và thách thức cho mỗi cá nhân và cả xãhội, đặc biệt là giới học sinh, sinh viên. Truyền thống “đất học” Thái Bình đang có nguy cơ bị đe doạ bởi các hiện tượngchán học, lười học, bỏ giờ, học đối phó, quay cóp trong thi cử. Thêm vào đó là nạn rượuchè, cờ bạc, ma tuý… đã và đang xâm nhập vào nhà trường ở Thái Bình gây ảnh hưởngxấu đến một bộ phận học sinh, sinh viên. Tất cả những hiện trạng tiêu cực đó đã ảnh hưởng xấu đến quá trình học tập củahọc sinh, sinh viên Thái Bình, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh. Những hiện tượng trên có rất nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyênnhân quan trọng là chúng ta chưa biết phát huy và nâng cao những mặt mạnh và tích cực củanhững sinh viên, và bản thân mỗi sinh viên chưa thực sự cố gắng phát huy hết nội lực củamình trong quá trình học tập và rèn luyện. Trước thực trạng như vậy, cùng với yêu cầu đổi mới ở tỉnh Thái Bình và phát huytruyền thống của quê hương, đất nước, chúng tôi thực sự thấy bức xúc và muốn góp phần nhỏbé để có thể giúp các em sinh viên Thái Bình có thể nâng cao vai trò nhận thức của họ trongquá trình học tập. Chỉ có như vậy thì Thái Bình mới thực sự góp sức mình vào công cuộc pháttriển chung của đất nước. Nhận thức được vấn đề cần phải nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tậpcủa sinh viên ở Thái Bình trong thời kỳ đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu của tỉnh, của đấtnước, là cần có một đội ngũ lao động có thể lực, trí lực, có tâm huyết, trung thành với lýtưởng và nhiệt tình cách mạng. Vì lẽ đó tác giả đã chọn đề tài này với mong muốn có thểgóp phần nhỏ bé vào sự nghiệp chung của đất nước. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề liên quan đến chủ thể nhận thức, khách thể nhận thức đã được một số tácgiả nghiên cứu như: Luận án tiến sỹ của Nguyễn Tiến Thủ “Quan hệ giữa chủ thể vàkhách thể nhận thức với việc phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinhviên Việt Nam hiện nay”, Hà Nội 2001. Luận án tập trung nhiều vào lý luận về chủ thể vàkhách thể nhận thức. Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Đức Hoàn “Phát huy vai trò chủ thể nhận thứctrong học tập của sinh viên cao đẳng ở Việt Nam hiện nay” (Qua thực thế một số trường caođẳng ở tỉnh Hải Dương), Hà Nội 2001. Luận văn tập trung vào đối tượng là sinh viên caođẳng khối Kinh tế kỹ thuật ở tỉnh Hải Dương. Luận văn thạc sỹ của Phùng Minh Hải “Vấn đề phát huy vai trò chủ thể nhận thứctrong học tập của học viên hệ Trung cấp lý luận chính trị ở Cần Thơ hiện nay”, Hà Nội2003. Luận văn tập trung vào nghiên cứu đối tượng là học viên hệ Trung cấp lý luậnchính trị ở Cần Thơ. Một số tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác cũng đề cập tới vai trò chủ thể vàkhách thể cũng như mối quan hệ biện chứng giưã chủ thể và khách thể như: “Hệ tự tưởngĐức”, “Biện chứng của tự nhiên”, “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phêphán”, “Bút ký triết học”… Tác phẩm “Phát huy tinh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: