Danh mục tài liệu

Luận văn : NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG GÂY BỆNH CHO CHUỘT Ở CÁC CHỦNG SALMONELLA CÓ NGUỒN GỐC TỪ BỆNH PHẨM, THỰC PHẨM part 1

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 343.05 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1.1. Đặt vấn đề Salmonella là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh ngộ độc thực phẩm cho người trên diện rộng và luôn là mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng. Vi sinh vật này phân bố rộng rãi trong đất, nước, gia súc, thực phẩm… trong đó thịt và các sản phẩm gia cầm là các nguồn bệnh quan trọng. Các báo cáo của Ủy Ban Châu Âu năm 1995 xác định rằng các tác nhân gây ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là Salmonella và Campylobacter là vấn đề quan trọng cho sức khỏe...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn : NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG GÂY BỆNH CHO CHUỘT Ở CÁC CHỦNG SALMONELLA CÓ NGUỒN GỐC TỪ BỆNH PHẨM, THỰC PHẨM part 1 1 Phần 1. MỞ ĐẦU1.1. Đặt vấn đề Salmonella là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh ngộ độc thựcphẩm cho người trên diện rộng và luôn là mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng. Vi sinhvật này phân bố rộng rãi trong đất, nước, gia súc, thực phẩm… trong đó thịt và các sảnphẩm gia cầm là các nguồn bệnh quan trọng. Các báo cáo của Ủy Ban Châu Âu năm1995 xác định rằng các tác nhân gây ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là Salmonella vàCampylobacter là vấn đề quan trọng cho sức khỏe cộng đồng. Vì tính chất rất nguyhiểm của Salmonella, tất cả các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của các nướctrên thế giới đều xếp Salmonella vào nhóm không được phép có mặt. Hiện nay, khoảng 2500 kiểu huyết thanh về Salmonella đã được xác định. Quacác nghiên cứu cho thấy không phải tất cả các chủng mà chỉ có một số ít có khả nănggây bệnh. Nếu có phương pháp phân biệt được các dòng Salmonella gây bệnh với cácdòng lành tính thì sẽ tạo thuận lợi hơn trong việc mua bán và trao đổi hàng hóa thựcphẩm giữa các nước. Đồng thời việc phân biệt các dòng trên còn giúp ích nhiều trongviệc điều tra và kiểm soát dịch bệnh do vi khuẩn này gây ra. Do đó, được sự đồng ý của Bộ môn Công Nghệ Sinh Học, Trường Đại họcNông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Tiến Dũng, TS .Nguyễn Ngọc Hải, chúng tôi thực hiện đề tài: “NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG GÂYBỆNH CHO CHUỘT Ở CÁC CHỦNG SALMONELLA CÓ NGUỒN GỐC TỪ BỆNHPHẨM, THỰC PHẨM”.1.2. Mục đích Nghiên cứu khả năng gây bệnh của các chủng Salmonella có nguồn gốc bệnhphẩm và thực phẩm.1.3. Nội dung Khảo sát khả năng gây bệnh, gây chết ở chuột do các chủng Salmonella. Khảo sát khả năng xâm nhiễm của các chủng Salmonella vào gan và lách chuột. Nghiên cứu khả năng xâm nhiễm của các chủng Salmonella vào các cơ quanthuộc hệ tiêu hóa chuột gồm: dạ dày, gan, lách, ruột non và ruột già. Khảo sát khả năng tái xâm nhiễm của các chủng Salmonella vào các cơ quanthuộc hệ tiêu hóa chuột. 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1. ĐẠI CƢƠNG VỀ SALMONELLA2.1.1. Đặc điểm sinh vật học2.1.1.1. Đặc điểm hình thái và cấu tạo Salmonella là một trong 32 giống của họ vi khuẩn đường ruộtEnterobacteriaceae do Salmon và Smit phân lập ra đầu tiên vào năm 1885 từ lợn mắcbệnh dịch tả. Salmonella là vi khuẩn gram âm, dạng hình que, hai đầu tròn, có kíchthước khoảng 0,4 - 0,6 x 1,0 - 3,0 m, không hình thành giáp mô và nha bào [1, 6, 25,31]. Hình 2.1. Vi khuẩn Salmonella [23] Phần lớn vi khuẩn thuộc giống Salmonella có thể di động nhờ vào những tiênmao, mỗi vi khuẩn có từ 7 đến 12 tiên mao chung quanh thân, trừ S. gallinarum và S.pullorum không có lông nên không di động [6, 11, 35].2.1.1.2. Tính chất nuôi cấy Salmonella là vi khuẩn hiếu khí tùy nghi nhưng phát triển tốt trong điều kiệnhiếu khí, chúng có thể sống ở nhiệt độ từ 5 – 46oC và pH từ 3,7 - 9,5 nhưng phát triểntốt nhất ở 37oC và pH từ 6,8 - 7,2. Salmonella dễ phát triển trên các môi trường dinhdưỡng thông thường khi nuôi cấy trong khoảng 24 giờ, nhưng trên môi trường thạchBSA (Bismuth Sulfite Agar) thì phải nuôi cấy trong 48 giờ [1, 3, 6, 11]. Trên môi trường canh sau khi nuôi cấy Salmonella từ 5 - 6 giờ thì làm đục nhẹmôi trường, sau 18 giờ làm đục đều, nếu nuôi cấy lâu hơn 24 giờ thì môi trường cólắng cặn. 3 Trên môi trường thạch thường vi khuẩn tạo khuẩn lạc dạng S (Smooth) tròn,lồi, trơn láng, bờ đều, thường không màu hay màu trắng xám. Đôi khi tạo khuẩn lạcdạng R (Rough), kích thước khuẩn lạc thường trong khoảng 2 – 4 mm. Trên môi trường thạch Macconkey vi khuẩn Salmonella mọc thành nhữngkhuẩn lạc tròn, đường kính 2 – 3 mm, trong suốt, không màu, sáng, nhẵn bóng và hơilồi ở giữa. Trên môi trường thạch SS (Shigella – Salmonella Agar) Salmonella hình thànhnhững khuẩn lạc tròn, bóng không màu hay có màu hồng và có tâm đen ở giữa. Trên môi trường thạch XLD (Xylose Lysine Desoxycholate Agar) Salmonellacho khuẩn lạc trong suốt, không màu hay có màu hơi nhuốm đỏ đôi khi có tâm đen,thường xuất hiện vùng đỏ hồng xung quanh khi khuẩn lạc Salmonella phát triển mạnh. Trên môi trường thạch BPLS (Brilliant Green Phenol Red Lactose Agar)Salmonella cho khuẩn lạc tròn, màu trắng hồng, môi trường xung quanh đỏ hồng. Trên môi trường thạch BSA (Bismuth Sulphite Agar) Salmonella cho khuẩn lạccó màu nâu xám hay màu đen, thường có ánh kim bao quanh [3, 6, 12, 25, 34].2.1.1.3. Sức đề kháng Salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ 50oC trong 1 giờ, 70oC trong 15 phút, 100oCtrong 5 phút. Chúng có thể sống sót trong môi trường thạch ở nhiệt độ -10oC trong 115ngày, sống từ 4 - 8 tháng trong thịt ướp muối với tỷ lệ 29% ở nhiệt độ 6 – 12oC. Trong xác động vật chết, đất bùn, cát khô, trong nước đóng băng Salmonellatồn tại khoảng 2 - 3 tháng, trong nước tự nhiên chúng có thể sống 1 - 2 tháng. Ánhsáng mặt trời chiếu thẳng có thể diệt vi khuẩn trong nước trong sau 5 giờ, trong nướcđục sau 9 giờ. Salmonella bị diệt bởi clorua thủy ngân 1%, formol 0,5%, acid fenic 3%trong 15 - 20 phút [6, 11].2.1.1.4. Đặc tính sinh hóa Salmonella có những biểu hiện đặc tính sinh hóa chủ yếu như Bảng 2.1, dựavào các đặc điểm này mà người ta có thể định hướng phân biệt với các vi khuẩn đườngruột khác [3, 6]. 4 Bảng 2.1. Các biểu hiện sinh hóa của Salmonella Phản ứng sinh hóa Biểu hiện ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: