Danh mục tài liệu

Luận văn : NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT VI GHÉP CÂY BƯỞI (Citrus grandis) part 4

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 313.43 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ghép mắt Người ta bóc lấy một mắt ở nách lá trên một cành bánh tẻ của cây mẹ và một mảnh vỏ trên gốc ghép. Áp mắt ghép vào chỗ đã bóc vỏ trên gốc ghép rồi buột lại. Khi mắt ghép nảy mầm sẽ tạo một cây ghép. Ghép mắt có ưu điểm là hiệu suất lao động cao, thao tác đơn giản. Mắt Hình 2.15: Chồi nách trên thân cây Ghép mắt gồm các phương pháp ghép chủ yếu sau:  Ghép cửa sổ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn : NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT VI GHÉP CÂY BƯỞI (Citrus grandis) part 4 18  Ghép mắt Người ta bóc lấy một mắt ở nách lá trên một cành bánh tẻ của cây mẹ và một mảnh vỏ trên gốc ghép. Áp mắt ghép vào chỗ đã bóc vỏ trên gốc ghép rồi buột lại. Khi mắt ghép nảy mầm sẽ tạo một cây ghép. Ghép mắt có ưu điểm là hiệu suất lao động cao, thao tác đơn giản.Mắt Hình 2.15: Chồi nách trên thân cây Ghép mắt gồm các phương pháp ghép chủ yếu sau:  Ghép cửa sổ A: Gốc ghép B: Gốc ghép được tạo “cửa sổ” C: Mắt ghép được đặt vào “cửa sổ” D: Dùng dây buộc chặt mắt ghép vào gốc ghép  B C DA  ình 2.16: Cách ghép cửa sổ H  Ghép chữ T A : Gốc ghép được cắt chữ T B : Lấy mắt ghép từ cành ghép C : Mắt ghép đã sẵn sàng để ghép D : Mắt ghép được ghép vào vết cắt E : Buộc chặt mắt ghép vào gốc ghép Hình 2.17: Cách ghép chữ T 19  Ghép mắt dạng mảnh A B C A : Gốc ghép được lấy một mảnh cả vỏ và thân B : Mắt ghép cũng được lấy một mảnh tương tự C : Áp mắt ghép vào gốc ghép và buộc dây Hình 2.18: Cách ghép mắt dạng mảnh Ƣu điểm nhất của phương pháp này là thao tác đơn giản, không cần bóc vỏcành ghép và gốc ghép, nhưng nếu cây chuyển nhựa tốt thì tỷ lệ sống cao hơn. Dùng dao cắt hai lát trên gốc ghép lấy đi một mảnh cả gỗ và vỏ thêm hai lát ởcành ghép để lấy mắt có cả cuống lá, lắp vừa khít vào gốc ghép, buộc chặt bằng dây.Sau một thời gian nhất định ta có thể mở dây ra và cắt ngọn gốc ghép [12, 15]. 2.3.2 Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô Trong trường hợp cây ăn quả lâu năm, kỹ thuật ghép đang chiếm vị trí hàng đầutrong nhân giống vì kết hợp được khả năng chống chịu của gốc hoang dã với mắt ghépcó ưu điểm năng suất và phẩm chất tốt. Tuy nhiên trong lúc ghép theo kỹ thuật truyềnthống, do thời gian trồng gốc ghép kéo dài và kích thước mắt ghép khá lớn nên bệnhvirus có thể truyền lây. Để khắc phục nhược điểm trên, kỹ thuật ghép đỉnh sinh trưởng gọi tắt là vi ghépđược thử nghiệm và mang lại kết quả tốt. Về nguyên tắc, vi ghép là nuôi cấy đỉnh sinhtrưởng nhưng qua dinh dưỡng của gốc ghép. Đỉnh sinh trưởng làm mắt ghép có kíchthước từ 0,2 – 0,5 mm, được tách từ búp non đang sinh trưởng mạnh của cây mẹtrưởng thành, gốc ghép là cây mới nảy mầm từ hạt của giống hoang dại, toàn bộ câyghép được nuôi dưỡng trong điều kiện ống nghiệm vô trùng. Những cây ghép thu được 20bằng phương pháp này hoàn toàn sạch bệnh và mang đặc điểm di truyền của cây mẹcho mắt ghép [14]. 2.3.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến vi ghép Chất điều hòa sinh trưởng Sẽ có lợi hơn nếu các chồi ghép được đặt nuôi cấy trong môi trường MS cóchứa chất điều hòa sinh trưởng. Jonal và ctv (1983) đã chứng minh, thêm Cytokininvào môi trường nuôi cấy (0,1 mg Zeatin/l nếu chồi nuôi cấy trong 48 giờ; 0,01 mgZeatin/l nếu nuôi thêm 48 – 240 giờ) có hiệu quả đặc biệt kích thích sự tiếp hợp nhanhchóng của gốc ghép và chồi ghép. Để mỗi lần ghép thành công, có một cách là nuôichồi ghép trong môi trường nuôi cấy có chất điều hòa sinh trưởng trong một thời gianngắn trước khi ghép 5 – 10 phút trong môi trường 10 mg/l 2,4 D hoặc 1 mg/l BAPlàm tăng tỷ lệ thành công đối với cây có múi (Edriss và Burger, 1984). Starratino vàCaruso (1998), đạt tỷ lệ cây ghép sống khá cao khi nhúng chồi ghép và mặt cắt gốcghép vào môi trường có 0,5 mg/l BAP trong 20 phút trước khi cả hai ghép lại vớinhau. Sự hóa nâu và khô dần của chồi ghép. Chồi khô dần là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của kỹ thuật. Để ngăn cản quátrình này, Piego Alfaro và Murashige (1987) đã dùng lớp vỏ mỏng môi trường dinhdưỡng có agar để liên kết nơi ghép. Agar sẽ làm tăng sự phát triển của chồi và chấtdinh dưỡng từ khối agar được tiết ra nuôi chồi trong suốt tuần thứ nhất đến tuần thứ basau khi ghép; nếu không sẽ có kết quả là cây ghép rất yếu. Chồi bị hóa nâu nguyên nhân do các chồi ghép quá nhỏ hay thao tác quá chậm,có thể hạn chế bằng cách ngâm chồi trong dung dịch chống oxy hóa 2g/l SodiumDiethyldithiocarabamate (DIECA) hoặc nhỏ một giọt dung dịch lên trên mặt cắt củagốc ghép ngay trước khi ghép chồi lên. Theo Navarro (1988) thì thao tác nhanh kỹthuật ghép nhanh sẽ ngăn cản quá trình oxy hóa phenol và có hiệu quả hơn những chấtchống oxy hóa. Với 0,5 mg/l NAA đã làm tăng đáng kể tỷ lệ sống của tổ hợp ghép (37,5% ) caohơn rất nhiều so với môi trường không có NAA (10,43%)Hơn nữa khi có NAA thì không cần thường xuyên khử chồi phụ so với khi không cóNAA phải khử chồi phụ mỗi tuần hoặc 15 ngày một lần vì NAA ức chế sự hình thành 21và phát triển của các chồi phụ nhưng kích thích gốc ghép mọc nhiều rễ phụ và pháttriển rất tốt. Khi kết hợp NAA và Kinetin với nồng độ trên, chồi ghép mau liền sẹo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: