Danh mục tài liệu

LUẬN VĂN: Những đặc điểm truyền thống của con người Việt Nam trong qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Số trang: 77      Loại file: pdf      Dung lượng: 752.64 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bước sang thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xó hội. Phỏt triển dựa vào khoa học cụng nghệ trở thành xu thế tất yếu đối với các quốc gia trên thế giới, điều đó đặt Việt Nam chúng ta trưóc nhiều thời cơ, vận hội mới song cũng nhiều thử thách và nguy cơ mới. Hơn nữa, Việt Nam lại đi lên từ một xuất phát điểm thấp: nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, khoa học,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Những đặc điểm truyền thống của con người Việt Nam trong qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước LUẬN VĂN:Những đặc điểm truyền thống của con ngườiViệt Nam trong qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Mở đầu 1- Lý do chọn đề tàiBước sang thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tiếp tục phát triểnmạnh mẽ, tác động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xó hội. Phỏt triển dựa vào khoa họccụng nghệ trở thành xu thế tất yếu đối với các quốc gia trên thế giới, điều đó đặt Việt Namchúng ta trưóc nhiều thời cơ, vận hội mới song cũng nhiều thử thách và nguy cơ mới. Hơnnữa, Việt Nam lại đi lên từ một xuất phát điểm thấp: nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, khoahọc, kỹ thuật hầu như chưa phát triển. Liệu Việt Nam có thể tận dụng được những cơ hội vàđẩy lùi những thách thức của thời đại? Điều đó phụ thuộc vào chính con người Việt Nam. Tại đại hội đại biểu toàn quốc khoá IX, khi khẳng định thành công bước đầu của 15năm đổi mới, Đảng ta đã nhận định: “Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậuđạng bước vào thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thời kỳ phát triển mới này đ òihỏi toàn Đảng, toàn dân phải nỗ lực để vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn cả trong cơ sởkinh tế lẫn trong ý thức, tư duy. ở một đất n ước có nền sản xuất nhỏ tồn tại từ hàng ngànnăm và hiện vẫn còn phổ biến thì những phẩm chất nảy sinh trên nền sản xuất đó đang tồntại và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình đổi mới hiện nay ở nước ta. Chính vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu những đặc điểm, phẩm chất truyền thống củangười Việt và ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội hiện nay, đồng thời tìm ra phươnghướng, giải pháp khắc phục những tiêu cực của nó là một yêu cầu cấp thiết cả về mặt lý luậnvà thực tiễn. Với lý do trên, tôi chọn đề tài: “Những đặc điểm truyền thống của con ngườiViệt Nam trong qúa trỡnh cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoá đất nước”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Con người là động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đạihoá ở nước ta. Do đó, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp to lớn này, việc nâng cao và phát huyvai trò của nhân tố con người Việt Nam là nhiệm vụ hết sức quan trọng của Đảng và Nhànước ta. Đã có nhiều công trình khoa học trong nước và cả nước ngoài nghiên cứu xungquanh vấn đề con người Việt Nam trong truyền thống cũng như hiện nay, có thể kể ra đâymột số công trình như: 1. GS.VS.TSKH Phạm Minh Hạc, TS. Hồ Sĩ Quý: Nghiên c ứu con người, đối tượngvà những phương hướng chủ yếu, niên giám nghiên cứu. NXB KHXH, Hà Nội 2001. 2. TS Đoàn Văn Khái. Vấn đề xây dựng nguồn lực con ng ười trong sự nghiệp Côngnghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, HN2001. 3. Hoàng Chí Bảo. ảnh hưởng của nền văn hoá đối với việc phát huy nguồn lực conngười. Tạp chí Triết học(1), tr13 - 17 (1993) 4. Đỗ Đức Định (chủ biên). Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá phát huy lợi thế so sánh.NXB Chính trị quốc gia Hà Nội - 1999. 5. Hồ Sĩ Quý: ý thức người sản xuất nhỏ và ý thức thường ngày. Tạp chí Triết học số2 - tháng 6 năm 1986. 6. Một vài suy nghĩ về con ng ười Việt Nam từ sản xuất nhỏ đi lên Chủ nghĩa xã hội.Tạp chí Cộng sản số 3 năm 1987. 7. Lê Thị Duy Hoa: Thông tin và vấn đề tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy ngườiViệt Nam. Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - 2002. 8. Đỗ Thanh Mai: Tâm lý nông dân miền Bắc Việt Nam khi chuyển sang kinh tế thịtrường - đặc trưng và xu thế biến đổi. Luận án tiến sĩ triết học, Học viện chính trị quốc giaHồ Chí Minh - 2001. Những công trình trên đã có đóng góp quan trọng về mặt lý luận cho việc nghiên cứu,làm rõ những đặc điểm của con người Việt Nam cũng như giúp cho việc hoạch định chínhsách, đưa ra những giải pháp nhằm phát triển con người Việt Nam trong tương lai. Tuy vậy, những vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ xung. Luận văn sẽ tiếptục phát triển những hướng nghiên cứu đó: - Nghiên cứu sâu, có hệ thống hơn nữa, đặc biệt là dưới góc độ triết học. - Tìm giải pháp để phát triển những đặc điểm ưu trội, và hạn chế những đặc điểm tiêu cực của con người Việt Nam trong quá trình toàn cầu hoá, Công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu: Làm sáng tỏ những đặc điểm truyền thống của con người Việt Nam; chỉ ra những ảnhhưởng của nó đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; từ đó đề xuất một số phươnghướng và giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những mặt hạn chế, phát huy những mặt tíchcực của con người Việt Nam, góp phần hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam đáp ứngyêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn: Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn cần giả ...