Danh mục tài liệu

LUẬN VĂN: Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó vào trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Số trang: 44      Loại file: pdf      Dung lượng: 483.99 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (hay gọi là quy luật mâu thuẫn) là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và biện chứng duy vật lịch sử khẳng định rằng: mọi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên đều tồn tại và mâu thuẫn bên trong. Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi sự vật của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy con người. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện đến khi sự vật kết thúc.Trong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó vào trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam LUẬN VĂN:Phân tích nội dung quy luật thống nhất vàđấu tranh của các mặt đối lập và vận dụngquy luật đó vào trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Phần mở đầu1.Tính cấp thiết của đề tài: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (hay gọi là quy luật mâuthuẫn) là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và biện chứngduy vật lịch sử khẳng định rằng: mọi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên đều tồn tạivà mâu thuẫn bên trong. Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi sự vật của giới tựnhiên, đời sống xã hội và tư duy con người. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiệnđến khi sự vật kết thúc.Trong mỗi một sự vật có rất nhiều mâu thuẫn và sự vật trongcùng một lúc có rất nhiều mặt đối lập.Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lạiđược hình thành… Trong sự nghiệp đổi mới của nước ta do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã đạtđược những thành tưụ bước đầu mang tính quyết định, quan trọng trong việc chuyểnnền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường cósự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là nền kinh tế thịtrường xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, nền kinh tế đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn,bởi bên cạnh những ưu điểm, kinh tế thị trường luôn chứa đựng những mặt tiêu cựcmang tính nội tại kìm hãm sự phát triển của công cuộc đổi mới. Giải quyết đượcnhững mâu thuẫn ấy chính là tạo động lực cho sự phát triển kinh tế một cách vữngchắc và ổn định theo đúng những định hướng đã đặt ra.Vì vậy, trong phạm vi củamột bài tiểu luận, em chọn đề tài: ”Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấutranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó vào trong nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”.2.Tình hình nghiên cứu đề tài : Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn quá độ,chuyển tiếp từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường(KTTT). Một trong những luận điểm rất quan trọng phản ánh tư duy mới của đảng tathể hiện trong văn kiện Đại hội Đảng lần VI là: Chính sách cơ cấu kinh tế nhiềuthành phần. Đảng ta từng bước khẳng định chủ trương xây dựng ở nước ta một nềnKTTT theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).Trãi qua thực tiễn đổi mới, chínhsách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần vận hành theo theo cơ chế thị trưòng có sựquản lí của nhà nước theo định hướng XHCN đã đưa lại hiệu quả to lớn vaò thànhcông của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Tuy nhiên, nền KTTT định hướngXHCN là một nền kinh tế quá độ với điểm xuất phát và bản chất của chế độ cũ nênnó không tránh khỏi những mâu thuẫn quá độ của nó. Khi đó tình hình nghiên cứu đềtài giải quyết những mâu thuẫn chứa đựng những mặt tiêu cực mang tính nội tại vàkìm hãm, gây trở ngại cho công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế, và đòi hỏi phảigiải quyết vấn đề ấy.3.Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài: Mục đích của đề tài: Nắm vững quy luật này là cơ sở để hiểu biết tất cả cácphạm trù và quy luật khác của phép biện chứng duy vật. Nghiên cứu quy luật nàygiúp mọi người hình thành phương pháp, hình thành tư duy khoa học, biết khám phábản chất của các sự vật và giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh thúc đẩy sự vật pháttriển. Nhiệm vụ của đề tài: Làm rõ được nội dung quy luật mâu thuẫn, thông qua đólàm rõ hơn một số mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa ở Việt Nam và một số giải pháp của nền KTTT. Giới hạn của đề tài: Phạm vi của đề tài là rất rộng, do thời gian có hạn nêntrong tiểu luận này chỉ xem xét đánh giá một vài mâu thuẫn tiêu biểu: -Mâu thuẫn giữa đổi mới nền kinh tế và ổn định chính trị. -Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. -Mâu thuẫn giữa các hình thức sở hữu trong thời kì quá độ sang kinh tếthị trường ở Việt Nam. -Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường với xây dựng con người mới xã hộichủ nghĩa.4.Cái mới của đề tài: Từ đề tài, có được cái nhìn đúng đắn hơn về nền kinh tế ViệtNam trong thời kì đổi mới và hoàn thiện vốn kiến thức của mình.5.Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu: Lí luận dựa trên nghiên cứu của Chủnghĩa C.Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.6.ý nghĩa của đề tài: Nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đốilập cho biết nguyên nhân hay nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển,nó có tác dụng nhận thức đúng bản chất sự vật và tìm ra phương hướng và giải phápđúng cho hoạt động thực tiễn phải đi sâu nghiên cứu phát hiện ra mâu thuẫn của sựvật.7.Kết cấu của tiểu luận: Phần mở đầu Phần nội dung: 2 chương, 5tiết Phần kết luận Nội dung Chương I: Lý luận chung về mâu thuẫn Ngay từ thời cổ đại đã có những phỏng đoán thiên tài về sự tác động qua lạicủa các mặt đối lập và xem xét sự tác động đó là cơ sở vận động của thế giới. Nhiềuđại biểu triết học cổ đại Phương Đông đã xem vận động do sự hình thành những đốilập và các đối lập ấy luôn luôn vận động. Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Hêracơlit-người được Lênin coi là ông tổ của phép biện chứng cho rằng trong sự vận động biệnchứng vĩnh viễn của mình, các sự vật đều có xu hướng chuyển sang các mặt đốilập… Tư tưởng biện chứng về những đối lập đạt được đỉnh cao nhất trong sự pháttriển của phép biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức,tiêu biểu là I.Cantơ vàG.V.Hêghen. Các antinômi của Cantơ xuất hiện trên cơ sở vượt quá trình độ nhận thức cótính chất kinh nghiệm khi Cantơ xem các mặt đối lập la những đối lập về chất.Songkhông giải quyết được vấn đề Các antinômi,Cantơ đã đi tới từ bỏ việc thừa nhận cácmâu thuẫn khách ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: