Danh mục tài liệu

LUẬN VĂN: Phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Kon Tum

Số trang: 111      Loại file: pdf      Dung lượng: 768.24 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay, Việt Nam đã bước vào năm thứ 20 thực hiện đường lối đổi mới đất nước với nhiệm vụ trọng tâm là công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với kinh tế tri thức nhằm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 trong bối cảnh khoa học công nghệ và toàn cầu hoá phát triển mạnh mẽ, làm gia tăng gay gắt tính chất cạnh tranh trong cuộc đua phát triển giữa các quốc gia. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Kon Tum LUẬN VĂN:Phát triển nguồn nhân lực các dân tộcthiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Kon Tum Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, Việt Nam đã bước vào năm thứ 20 thực hiện đường lối đổi mới đấtnước với nhiệm vụ trọng tâm là công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với kinh tế tri thứcnhằm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, trởthành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 trong bối cảnh khoahọc công nghệ và toàn cầu hoá phát triển mạnh mẽ, làm gia tăng gay gắt tính chấtcạnh tranh trong cuộc đua phát triển giữa các quốc gia. Sự nghiệp đổi mới và côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà Việt Nam đang tiến hành trong điều kiện mớicó thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sức sáng tạo của nguồn lực conngười Việt Nam. Nhận thức rõ điều này, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định:Nguồn lực con người Việt Nam là vốn quí nhất trong điều kiện các nguồn lực kháccủa chúng ta còn hạn chế, do đó “lấy việc phát triển nguồn lực con người làm yếu tốcơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” [9, tr.85] Sự thành công của cách mạng Việt Nam có sự đóng góp tích cực của mỗi conngười, mỗi cộng đồng người, mỗi địa phương trên đất nước Việt Nam, trong đó cóđồng bào các dân tộc thiểu số - một bộ phận đặc biệt quan trọng cấu thành nguồn lựccon người Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nêntrình độ phát triển giữa cộng đồng các dân tộc Việt Nam vẫn còn có sự chênh lệchkhá lớn về mọi mặt, trong đó có trình độ phát triển của nguồn nhân lực, biểu hiện tậptrung ở chất lượng của nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số còn thấp, chưa đáp ứngđược với yêu cầu của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Kon Tum là một tỉnh miền núi, nằm trong khu vực Tây Nguyên và là tỉnh cótỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm số đông trong dân cư (51,14%), và là chủ thểđóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của tỉnh. Trong haicuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum đã cùngvới đồng bào Tây Nguyên và nhân dân cả nước đóng góp sức người, sức của vào sựnghiệp giải phóng dân tộc. Từ sau khi giải phóng đến nay, dưới sự lãnh đạo củaĐảng, đồng bào các DTTS ở Kon Tum vẫn không ngừng phát huy tinh thần yêunước, truyền thống cách mạng, tích cực sản xuất, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đờisống vật chất và tinh thần. Song, một thực trạng đ ang diễn ra trong nguồn nhân lực các dân tộc thiểusố ở KonTum là đông về số l ượng, yếu về chất lượng, thể hiện rõ nét và tậptrung ở t rình độ học vấn, trình đ ộ tay nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹnăng lao đ ộng của lực l ượng này còn rất thấp, cộng với chịu ảnh h ưởng nặng nềcủa những phong tục tập quán, lối sống cò n nh ững nét cỗ hủ, lạc hậu. Bên cạnhđó, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc phát triểnn guồn nhân lực các dân tộc thiểu số cũng ch ưa được cụ thể hoá một cách phùhợp với điều kiện của từng vùng, từng dân tộc sống trên địa bàn tỉnh KonTum.Do đó, nhi ều tiềm năng to lớn, nhất là tiềm n ăng con người của đồng bào cácdân tộc thiểu số tỉnh KonTum vẫn ch ưa đư ợc khai thác và sử dụng có hiệu quả,chưa chuyển hoá thành nội lực cho sự phát triển nhanh và bền vững, ch ưa đápứng đ ược yêu cầu t hực tiễn của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.Đây là một trong những nguyên nhân chính cản trở sự phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh Kon Tum. Vì vậy, việc nghiên cứu khoa học nhằm “Phát triển nguồn nhân lực các dântộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Kon Tum” là vấnđề đang đặt ra cấp thiết và có ý nghĩa thiết thực đối với tiến trình phát triển của tỉnhKon Tum trong giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây, nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực làvấn đề được đề cập nghiên cứu ở những mức độ và góc độ khác nhau. Nhiều côngtrình đã nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề về nguồn nhân lực, về giáo dục- đào tạo, về nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, đáng chú ýlà những công trình sau: - Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam do TS. Đỗ Minh Cương -PGS.TS Nguyễn Thị Loan chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Cuốn sách làmrõ quan điểm, định hướng chiến lược và giải pháp chủ yếu cho việc phát triển năng lực giáodục bậc cao ở nước ta trong thời kỳ mới. - Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam của tác giả TS. BùiThị Ngọc Lan, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Cuốn sách tập trung làm rõ trítuệ, nguồn lực trí tuệ, vai trò, đặc điểm, thực trạng phát huy và xu hướng phát triểncủa nguồn lực trí tuệ Việt Nam- bộ phận tinh hoa trong nguồn nhân lực Việt Namthời gian qua. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những phương hướng và giải pháp chủyếu nhằm phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong công cuộc đổi mới và xây dựngđất nước theo định hướng XHCN. - Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài của Nghiêm Đình Vỳ, Nguyễn ĐắcHưng chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Quyển sách tập trung giớithiệu khái quát về lịch sử giáo dục Việt Nam. Những cơ hội, thách thức và nhiệm vụđặt ra đối với giáo dục Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI. Từ đó, tác giảđưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng tài năng vànguồn nhân lực cho đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH. - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, do PTS. Mai Quốc Chánh chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội, 1999. Cuốn sách đã phân tích vai trò của nguồn nhân lực và việc nâng caochất lượng nguồn nhân lực, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng caochất lượng nguồn nhân lực ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: