Danh mục tài liệu

LUẬN VĂN: Qúa trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 451.12 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CNH-HĐH, ý nghĩa tầm quan trọng. Thuật ngữ công nghiệp hoá để chỉ một quá trình cải tạo cơ cấu bên trong của toàn bộ nền kinh tế quốc dân dựa trên việc ứng dụng triệt để những tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại. Với ý nghĩa đó công nghiệp hoá không chỉ bó hẹp và liên quan trực tiếp đến công nghiệp mà còn là quá trình vận động diễn ra trong toàn bộ cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Xét trên góc độ toàn thế giới CNH-HĐH không phải là một cái gì...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Qúa trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam LUẬN VĂN:Qúa trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam phần nội dung 1. Định nghĩa CNH-HĐH, ý nghĩa tầm quan trọng. Thuật ngữ công nghiệp hoá để chỉ một quá trình cải tạo cơ cấu bên trongcủa toàn bộ nền kinh tế quốc dân dựa trên việc ứng dụng triệt để những tiến bộkhoa học và công nghệ hiện đại. Với ý nghĩa đó công nghiệp hoá không chỉ bó hẹpvà liên quan trực tiếp đến công nghiệp mà còn là quá trình vận động diễn ra trongtoàn bộ cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Xét trên góc độ toàn thế giới CNH-HĐH không phải là một cái gì mới làmà các quốc gia tiên tiến đầu tiên đã có một lịch sử về tiến trình công nghiệp hoá.Song mỗi giai đoạn lịch sử về tiến trình công nghiệp đó đều có những khái niệmkhác nhau. Định nghĩa công nghiệp hoá của các tác giả: BmaZLish, Lodsicse,Vnido tuy chưa thật triệt để và toàn diện song đã phản ánh giai đoạn nào đấy tiếntrình CNH. Theo thời gian, khái niệm về CNH ngày càng hoàn thiện hơn. Nói baoquát , CNH là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội theo hướng phát triểnmạnh về công nghiệp tạo sự vượt bậc về công nghiệp, tổng cơ cấu kinh tế và cơcấu lao động, áp dụng rộng rãi những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mớihiện đại, làm nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển nhanh vững chắc của toànbộ nền kinh tế xã hội. Công nghiệp hoá thường gắn với hiện đại hoá. Công nghiệp hoá, hiện đạihoá là xu thế phát triển tất yếu đối với mỗi quốc gia muốn từ nền kinh tế nôngnghiệp thành một nước công nghiệp, phù hợp với xu thế chung của nhân loại trongquá trình phát triển của xã hội loài người, đã diễn ra hai quá trình công nghiệp hoáđó là công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa và công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa là quá trình chuyển nền kinh tế sản xuấtnhỏ, lạc hậu, phong kiến kỹ thuật, thủ công sang nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩatiến bộ, lấy đại công nghiệp cơ khí làm nền tảng. Còn đối với công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là một qui luật đối với nhữngnước có nền kinh tế kém phát triển hoặc phát triển chưa cao đi lên chủ nghĩa xãhội. 2.Thực trạng trong quá trình CNH – HĐH trên thế giới và Việt Nam. a/ Khái quát quá trình CNH trên thế giới. Trên thế giới, quá trình CNH được bắt đầu từ rất sớm, nó được đánh dấubằng cuộc cách mạng công nghiệp ở nước Anh và đó cũng là cuộc cách mạngcông nghiệp lớn nhất thế giới. Vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, nguyên nhân củasự ra đời hàng loạt các máy móc được phát minh là tính chất hạn chế của côngtrường thủ công không sản xuất đủ hàng hoá để thoả mãn nhu cầu của thị trườngngày càng mở rộng. Nhưng lý do xảy ra của sự xuất hiện máy móc mới tính vụ lợiluôn luôn khao khát lợi nhuận cao của các cấp tư sản đương thời. Các phát minh chủ yếu trong giai đoạn này là: Năm 1764 Giem – Ha - Grivơ sáng chế ra máy xe sợi có thể xe được 16sợi bông cùng một lúc. Năm 1875 ET – min Cácvai phát minh ra máy dệt. Với sự phát minh ra máy hơi nước của Giêm wat đã tạo thuận lợi rất lớncho việc lắp đặt các máy móc, xây dựng các nhà xưởng ở mọi nơi. Máy hơi nướcđã phát huy tác dụng trong mọi ngành công nghiệp. Đến thế kỷ 19, máy hơi nướcđã cách mạng hoá cả giao thông thuỷ bộ phục vụ đắc lực cho vận chuyển và giaolưu. Cách mạng công nghiệp là một hiện tượng phổ biến ở các nước tiến lên chủnghĩa tư bản, song diễn ra trước tiên ở Anh. Sớm hơn các nước khác 50 – 100năm, biến Anh từ một nước nông nghiệp thành một nước có nền công thươngnghiệp phát triển nhất trên thế giới. Sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là cuộc cách mạng khoa họckỹ thuật hiện nay đã và đang diễn ra với những thành tựu phát triển vượt bậc, đưaloài người chuyển sang một thời kỳ mới, thời kỳ máy móc thay thế con người.Cuộc cách mạng này được bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ 20. Nội dung củacuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai có thể khái quát trên những mặt chủ yếusau: - Cuộc cách mạng về phương thức sản xuất đó là tự động hoá máy móc được sử dụng để thay thế con người điều khiển quá trình vận hành sản xuất. - Cuộc cách mạng về năng lượng: bên cạnh những nguồn năng lượng truyền thống ngày nay con người ngày càng khám phá ra nhiều dạng năng lượng mới: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, v.v… - Cách mạng về vật liệu mới: ngày càng có nhiều dạng vật liệu nhân tạo được tạo ra thay thế hiệu quả các vật liệu tự nhiên. - Cuộc cách mạng về điện tử và tin học: đây là lĩnh vực mà hiện nay loài người đang quan tâm trong đó đặc biệt là lĩnh vực máy tính điện tử. - Cả hai cuộc cách mạng về khoa học kỹ thuật trên thế giới đã và đang đóng một vai trò vật chất lớn thúc đẩy quá trình CNH ở tất cả các nước, nhất là các nước có nền kinh tế kém phát triển. b/ Quá trình CNH ở Việt ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: