
LUẬN VĂN: Sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội LUẬN VĂN:Sai lệch xã hội của người tham gia giaothông đường bộ tại thành phố Hà Nội Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động giao thông vận tải nói chung và giao thông vận tải đường bộ nói riêngchiếm giữ một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Tầm quan trọng của hoạt động nàythể hiện ở chỗ, nó đáp ứng được yêu cầu sản xuất, trao đổi, lưu thông hàng hóa, sản phẩmxã hội ở các khu vực dân cư khác nhau, nó phản ánh trình độ phát triển của xã hội thôngqua các phương tiện giao thông cũng như quản lý hoạt động của các phương tiện giaothông. Ngày nay, chúng ta bước sang thế kỷ XXI, thế kỷ của công nghệ thông tin với nềnKinh tế tri thức. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, nước ta tiếnhành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế. Trong tìnhhình đó, giao thông nói chung và giao thông đường bộ nói riêng ngày càng có vai trò tolớn trong sự phát triển kinh tế xã hội. Nếu xây dựng một hệ thống giao thông hoàn chỉnh,chỉ huy hoạt động an toàn, pháp luật về giao thông chặt chẽ, hạn chế thấp nhất những viphạm pháp luật về giao thông đường bộ cũng như tai nạn giao thông thì sẽ góp phần tolớn thúc đẩy kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, mở rộng giao lưu hội nhậpkhu vực, quốc tế. Vì vậy, chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội 2005 - 2010 của Đảng đãxác định “Tập trung các nguồn lực để ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh cơ bản hệ thống giaothông đường bộ, đường sông, đường sắt, đường biển, đường hành không đáp ứng yêu cầuphát triển kinh tế – xã hội” [17, tr.199]. Xã hội càng phát triển thì đòi hỏi hoạt động giaothông nói chung phải ngày càng hiện đại phục vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn, tiện nghi,văn minh hơn và toàn diện hơn. Sự phát triển của hoạt động giao thông đường bộ cũng làmột trong những tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia.Tuy nhiên hoạt động giao thông đường bộ luôn chứa đựng mối nguy hiểm, nếu xẩy ra tainạn thì gây thiệt hại không nhỏ về tài sản, thậm chí tính mạng của con người. Do đó, nếukhông có công tác đảm bảo trật tự về an toàn giao thông thì sẽ nảy sinh các vi phạm về antoàn giao thông, gây ra tai nạn giao thông và hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt ở các thànhphố, thị xã, nơi tập trung đông dân cư. Hiện nay, tình hình trật tự an toàn giao thông trong cả nước ta đã và đang diễn biếnphức tạp. Đó là sự gia tăng của phương tiện cơ giới ở mức độ cao đặc biệt là môtô, xemáy, sự hạn chế về hiệu lực quản lý Nhà nước trong hoạt động giao thông đường bộ vàsự thiếu ý thức trong việc chấp hành pháp luật giao thông của các đối tượng tham giagiao thông. “Nếu so sánh với tháng 8 đầu năm 2004 thì tháng 8 đầu năm 2005 tai nạngiao thông đường bộ xảy ra 14.314 vụ (tăng 1,6%), làm chết 4.499 người (tăng 7,4%) vàbị thương 16.423 người (tăng 12%). Chỉ tính trong 15 ngày đầu của tháng 9/2005 (thángan toàn giao thông) trung bình mỗi ngày xảy ra 46,7 vụ, làm chết và bị thương 52,4người” [14, tr.3]. Đối với thủ đô Hà Nội, do chiếm vị trí trọng yếu trung tâm kinh tế,chính trị, văn hoá, xã hội của một quốc gia, hoạt động giao thông tại thủ đô Hà Nội giữvai trò hết sức quan trọng. Thông qua hoạt động giao thông tại thủ đô Hà Nội có thể đánhgiá trình độ phát triển của nền kinh tế, xã hội của đất nước. Vì vậy, đảm bảo trật tự antoàn giao thông tại thủ đô Hà Nội luôn là yêu cầu hết sức cấp thiết của Đảng, của ngành,các cấp, của toàn bộ nhân dân đang sống và làm việc tại thủ đô. Thế nhưng, trật tự antoàn giao thông đường bộ tại thủ đô Hà Nội hiện nay đang gây nhiều lo lắng đối với nhândân thủ đô. Tình trạng vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ ngày mộttăng; ý thức tuân thủ các quy tắc trong hoạt động giao thông của những người điều khiểncác phương tiện giao thông còn kém, tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng khônggiảm. “Chỉ tính trong năm 2005, tại thành phố Hà Nội đã xảy ra 2.350 vụ tai nạn giaothông đường bộ làm 413 người chết và 2.213 người bị thương. Lực lượng Cảnh sát giaothông đã kiểm tra xử lý 41.891 trường hợp vi phạm Luật giao thông, tạm giữ 3.926 lượtphương tiện vi phạm” [9, tr.6]. Thêm vào đó, tình trạng đua xe máy, đánh võng, phóngnhanh, vượt ẩu không tuân thủ quy định trật tự giao thông tại thủ đô đang gây nên nhữngnhức nhối cho xã hội. Tất cả những vấn đề nêu trên đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc vềthực trạng những sai lệch xã hội vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộcũng như về các nguyên nhân, điều kiện của nó. Từ đó, mới có thể đưa ra các giải phápnhằm ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với những sai lệch hiện nay trong hoạt độnggiao thông đường bộ tại thủ đô Hà Nội. Vì vậy, đề tài: “Sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại thànhphố Hà Nội” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng. 2. Tình hình nghiên cứu Hoạt động giao thông luôn là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiêncứu. Trong những năm gần đây ở nước ta, nhiều khía cạnh của vấn đề giao thông đã đượctiếp cận, nghiên cứu và khai thác như: - Những biện pháp phòng ngừa tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông tạithành phố Hà Nội, luận án thạc sỹ luật học của Ngô Huy Ngọc, Trường Đại học Cảnh sátnhân dân - 1996. - Đặc điểm hình sự tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải đườngbộ, luận án thạc sỹ luật học của Nguyễn Văn Mận, Học viện CSND, Hà Nội - 2000. - Nghiên cứu tình hình an toàn giao thông đường bộ và biện pháp khắc phục, luậnán thạc sỹ khoa học kỹ thuật của Mai Văn Đức - Đại học giao thông vận tải, Hà Nội -2000. - Thực trạng công tác điều tra, xử lý tai nạn giao thông của lực lượng cảnh sát giaothông, giải pháp cải tiến lề lối làm việc và nâng cao hiệu quả, đề tài khoa học củ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
sai lệch xã hội chính sách giao thông quản lý giao thông giao thông đường bộ cao học xã hội luận văn cao học luận văn xã hội luận vănTài liệu có liên quan:
-
42 trang 389 7 0
-
Nghị định số 107/2012/NĐ-CP
9 trang 367 0 0 -
Thảo luận đề tài: Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu
98 trang 340 0 0 -
48 trang 267 7 0
-
LUẬN VĂN: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP HỌC TÍCH CỰC VÀ ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN LỌC THƯ RÁC
65 trang 260 0 0 -
79 trang 250 0 0
-
Luận văn: Thiết kế xây dựng bộ đếm xung, ứng dụng đo tốc độ động cơ trong hệ thống truyền động điện
63 trang 240 0 0 -
Báo cáo thực tập nhà máy đường Bến Tre
68 trang 235 0 0 -
Tiểu luận: Phân tích chiến lược của Công ty Sữa Vinamilk
25 trang 232 0 0 -
Đồ án: Kỹ thuật xử lý ảnh sử dụng biến đổi Wavelet
41 trang 226 0 0 -
BÀI THUYẾT TRÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN
11 trang 226 0 0 -
Luận văn đề tài : Thiết kế phần điện áp một chiều cho bộ UPS, công suất 4KVA, điện áp ra 110KV
89 trang 222 0 0 -
Luận văn: Thiết kế, xây dựng hệ thống phun sương làm mát tự động
68 trang 217 0 0 -
Luận văn: Nghiên cứu văn hóa Ấn Độ
74 trang 210 0 0 -
Báo cáo bài tập môn học : phân tích thiết kế hệ thống
27 trang 210 0 0 -
Luận văn: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PLC TRONG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LA HIÊN THÁI NGUYÊN
71 trang 209 0 0 -
Tiểu luận: Giao thông đường bộ Hà Nội thực trạng và giải pháp
13 trang 197 0 0 -
43 trang 196 0 0
-
BÁO CÁO KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
33 trang 187 0 0 -
Báo Cáo môn Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống
32 trang 187 0 0