
LUẬN VĂN: Tác động của việc Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Tác động của việc Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam LUẬN VĂN: Tác động của việc Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài: Trong xu thế toàn cầu hoá về kinh tế hiện nay,gia nhập tổ chức WTO là một bước đi tất yếu đối với tất cả các nước. Và với việc Trung Quốc gia nhập WTO không chỉ là sự kiện sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc trong hiện tại và tương lai mà còn ảnh hưởng chung đến nhiều nền kinh tế khác trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực. Thực tế đã chứng minh như vậy, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, với nhiều lợi thế sẵn có, cùng với bước đi đúng đắn, Trung Quốc trở thành một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giớí trong nhiều năm liên tục, và đứng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng chế tạo. Điều đó một mặt gây ra sức ép lớn hơn cho các nước Châu Á trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và xuất khẩu các mặt hàng của họ sang các thị trường lớn trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU. Tuy nhiên các nước Châu Á không phải là không có thuận lợi, với việc Trung Quốc mở của thị trường của mình, các nước có thể khai thác một thị trường tiềm năng với trên 1,2 tỷ người. Đối với Việt Nam, do đặc điểm về vị trí địa lý và lịch sử, việc Trung Quốc gia nhập WTO càng có ảnh hưởng sâu sắc hơn. Vốn đã có nhiều ưu thế hơn Việt Nam trong nhiều mặt hàng xuất khẩu, với việc gia nhập WTO Trung Quốc sẽ được hưởng các ưu đãi, đặc biệt là thuế quan của các nước thành viên WTO, điều này sẽ gây ra sức ép lớn lên các hàng hoá cùng loại của Trung Quốc trên thị trường thứ ba. Đây là một bất lợi lớn của Việt Nam trong việc cạnh tranh các hàng hoá cùng chủng loại, nhất là trên các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU. Với việc gia nhập WTO, môi trường đầu tư của Trung Quốc còn được nâng cấp hơn nữa, điều đó đồng nghĩa tăng khả năng thu hút vốn đầu nước ngoài. Tạo nên một sức ép cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đối với các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh những thách thức là những cơ hội đối với Việt Nam, với một nền kinh tế đang trên đà phát triển với tốc độ cao, theo đó là nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Cùng với đó là các cam kết WTO, Trung Quốc sẽ thực hiện chế độ thương mại cởi mở hơn, đó là cơ hội cho các hang hoá Việt Nam, đặc biệt là hàng nông, lâm, thuỷ sản có cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc. Như vậy rất khó đánh giá những ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO đến hoạt động xuất nhập khẩu khẩu Việt Nam.Các ảnh hưởng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ thương mại của Trung Quốc với các nước,lợi thế cạnh tranh từng ngành hàng, hay mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam. Và vì vậy cần có sự nghiên cứu cụ thể những lợi thế, hạn chế trong cạnh tranh các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam trên từng thị trường xuất khẩu chính. Tìm ra những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến xuất khẩu Việt Nam khi Trung Quốc gia nhập WTO. Từ đó tìm ra những đề xuất thích hợp cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm tới. Chính vì lý do trên đây mà em đã chọn đề tài “Tác động của việc Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam”. Mục đích nghiên cứu: - Tìm ra vị thế của Trung Quốc, sau khi gia nhập tổ chức WTO, trong thương mại toàn cầu. - Tìm ra những những tác động tích cực và tiêu cực của Trung Quốc gia nhập WTO đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. - Đề xuất một số các giải pháp cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nhằm khắc phục các hạn chế và khai thác các tác động tích cực trong quá trình cạnh tranh của Việt Nam với Trung Quốc. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Các tác động của việc Trung Quốc gia nhập tổ chức WTO tới hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu nh ư nông sản, dệt may, da giầy sang các thị trường lớn như Hoa kỳ, Nhật Bản, EU, ASEAN và thị trường Trung Quốc trong giai đoạn 2001 – 2006 Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập số liệu theo các mốc thời gian trước và sau khi Trung Quốc gia nhập WTO về xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc và của Việt Nam, Trung Quốc với các đối tác thương mại khác. - Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu và nghiên cứu lấy từ sách báo, tạp chí có liên quan đến chủ đề nghiên cứu này. Nội dung nghiên cứu: Đề tài được kết cấu thành 3 chương (ngoài phần mở đầu và kết luận), nội dung nghiên cứu cụ thể của từng chương như sau: Chương I: Vai trò của Trung Quốc trong thương mại toàn cầu khi là thành viên của WTO. Chương II: Những tác động chủ yếu của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc là thành viên chính thức của WTO. CHƯƠNG 1 VAI TRÒ CỦA TRUNG QUỐC TRONG THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU KHI LÀ THÀNH VIÊN CỦA WTO. 1. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO ĐẾN NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC. 1.1. Sơ lược các thoả thuận của Trung Quốc khi gia nhập WTO. Có 5 quy tắc cam kết chính của chính phủ Trung Quốc khi tiến hành gia nhập WTO, đó là; (1) không phân biệt đối xử; (2) mở cửa thị trường; (3) minh bạch và có khả năng tiên đoán; (4) không bóp méo thương mại; (5) đối xử ưu đãi với các nước đang phát triển. Sau đây là một số khái niệm về 5 vấn đề chính trên: (1) Không phân biệt đối xử. Trung Quốc cam kết tuân thủ theo nguyên tắc này, tức là áp dụng MFN (quy chế tối huệ quốc) và NT (đối xử quốc gia) cho tất cả các nước là thành viên của WTO. Đối với Trung Quốc điều đó có nghĩa là xoá bỏ hệ thống giá cả, các hạn chế thư ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
xuất khẩu hàng hoá tổ chức thương mại thế giới xuất nhập khẩu luận văn xuất khẩu cao học kinh tế thạc sỹ kinh tế luận vănTài liệu có liên quan:
-
Thảo luận đề tài: Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu
98 trang 339 0 0 -
LUẬN VĂN: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP HỌC TÍCH CỰC VÀ ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN LỌC THƯ RÁC
65 trang 260 0 0 -
79 trang 250 0 0
-
Luận văn: Thiết kế xây dựng bộ đếm xung, ứng dụng đo tốc độ động cơ trong hệ thống truyền động điện
63 trang 240 0 0 -
Báo cáo thực tập nhà máy đường Bến Tre
68 trang 234 0 0 -
Tiểu luận: Phân tích chiến lược của Công ty Sữa Vinamilk
25 trang 232 0 0 -
BÀI THUYẾT TRÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN
11 trang 226 0 0 -
Đồ án: Kỹ thuật xử lý ảnh sử dụng biến đổi Wavelet
41 trang 226 0 0 -
Luận văn đề tài : Thiết kế phần điện áp một chiều cho bộ UPS, công suất 4KVA, điện áp ra 110KV
89 trang 222 0 0 -
Luận văn: Thiết kế, xây dựng hệ thống phun sương làm mát tự động
68 trang 216 0 0 -
Báo cáo bài tập môn học : phân tích thiết kế hệ thống
27 trang 210 0 0 -
Luận văn: Nghiên cứu văn hóa Ấn Độ
74 trang 210 0 0 -
Luận văn: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PLC TRONG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LA HIÊN THÁI NGUYÊN
71 trang 208 0 0 -
43 trang 196 0 0
-
Báo Cáo môn Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống
32 trang 187 0 0 -
BÁO CÁO KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
33 trang 186 0 0 -
Luận văn: Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm nước xả vải mới
30 trang 184 0 0 -
65 trang 182 0 0
-
LUẬN VĂN: Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất
29 trang 172 0 0 -
Đồ án: Thiết kế bộ điều khiển luật PID điều khiển động cơ DC
94 trang 167 0 0