Danh mục tài liệu

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Ảnh hưởng của kiến thức nông nghiệp đến năng suất vườn cây của nông dân trồng cao su huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh

Số trang: 75      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.27 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của KTNN đến NSLĐ của các hộ dân sản xuất cao su cá thể, nhằm lượng hóa mức độ ảnh hưởng của KTNN để từ đó có chính sách khuyến nông phù hợp khuyến khích khả năng tiếp cận KTNN đối với nông dân. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Ảnh hưởng của kiến thức nông nghiệp đến năng suất vườn cây của nông dân trồng cao su huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ ÁNH NGUYỆT ẢNH HƯỞNG CỦA KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP ĐẾNNĂNG SUẤT VƯỜN CÂY CỦA NÔNG DÂN TRỒNG CAO SU HUYỆN TÂN CHÂU TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHI MINH - NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------------------- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT PHAN THỊ ÁNH NGUYỆT ẢNH HƯỞNG CỦA KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP ĐẾNNĂNG SUẤT VƯỜN CÂY CỦA NÔNG DÂN TRỒNG CAO SU HUYỆN TÂN CHÂU TỈNH TÂY NINH Ngành : Chính sách công Mã số : 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNGNGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH CÔNG KHẢI TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013 i LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệusử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vihiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại họcKinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Ngày 26 tháng 06 năm 2013 Tác giả Phan Thị Ánh Nguyệt ii LỜI CẢM ƠNTôi xin chân thành cảm ơn đến Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã cấp họcbổng, tạo môi trường học tập thân thiện và hiện đại cho tôi, giúp tôi tiếp cận nền tảng trithức khoa học kinh tế.Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến các thầy, cô của Chương trình giảng dạykinh tế Fulbright đã tận tình giảng dạy cho tôi trong thời gian học tập tại trường. Thầy, côđã giúp tôi có được nền tảng kiến thức kinh tế, tinh thần Fulbright phục vụ cho công việccủa mình.Xin cảm ơn thầy Đinh Công Khải đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi hoàn thành nghiêncứu này.Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã hỗ trợ, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học.Xin cảm ơn các anh, chị cán bộ tại Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh, Ngân hàng Phát triểnTây Ninh, Công ty Cao su Tân Biên, Công ty Cao su 1/5, Trung tâm Khuyến nông tỉnhTây Ninh, Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật, Phòng Nông nghiệp huyện TânChâu, đã hỗ trợ giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu này. iii TÓM TẮTViệt Nam có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp cho cây cao su phát triển, lao động nôngnghiệp dồi dào, vì thế sản xuất cao su có nhiều thuận lợi. Cây cao su là cây công nghiệpmang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Việt Nam, từ cải thiện môi trường, tạo việc làm, xoáđói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho nông dân, đến ổn định kinh tế vĩ mô. Mặc dùnăng suất cao su Việt Nam lớn, đứng thứ hai trên thế giới, nhưng có sự khác biệt về năngsuất cao su giữa các hộ sản xuất và giữa các khu vực sản xuất của Việt Nam. Sự khác biệtvề năng suất cao su bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có yếu tố về chất lượng lao động từquản lý đến sản xuất. Trong sản xuất, yếu tố kiến thức nông nghiệp ảnh hưởng đến cácquyết định sản xuất nên ảnh hưởng đến năng suất lao động. Để lượng hoá mức độ ảnhhưởng của kiến thức nông nghiệp đến năng suất lao động và nguồn gốc kiến thức nôngnghiệp của các hộ sản xuất cao su cá thể, tác giả đã nghiên cứu đề tài “ảnh hưởng củakiến thức nông nghiệp đến năng suất vườn cây của nông dân trồng cao su huyện TânChâu, tỉnh Tây Ninh”, với kết quả như sau: kiến thức nông nghiệp có ảnh hưởng đến năngsuất cao su ở mức ý nghĩa 6%, 1% tăng thêm của điểm kiến thức nông nghiệp sẽ làm tăngthêm 0.246% năng suất cao su. Yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cao su chính thuộc kiếnthức nông nghiệp đó là sự hiểu biết về cấu tạo và đặc tính thân cây, phương pháp chămsóc vườn cây, kỹ thuật khai thác. Năng suất vườn cây tăng theo mức độ hiểu biết về cácyếu tố thuộc kiến thức nông nghiệp.Chính phủ đã có chính sách nhằm gia tăng sản lượng và nâng cao năng suất cao su thôngqua việc mở rộng diện tích cao su và các hoạt động khuyến nông. Tuy nhiên, hoạt độngkhuyến nông hiện nay nhằm tạo cầu nối liên kết giữa khoa học kỹ thuật và nông dân thựcsự chưa hiệu quả. Tiếp cận kiến thức nông nghiệp theo phương thức học hỏi bà con bạnbè và tự đúc kết kinh nghiệm được nông dân sử dụng chính, phương pháp chuyển giao kỹthuật qua cán bộ khuyến nông, hội thảo khuyến nông và thông qua tổ nông dân liên kếtchưa được triển khai với cây cao su. Từ hướng tiếp cận kiến thức thuận lợi cho nông dâncùng những khiếm khuyết của chính sách hiện tại tác giả đưa ra một vài gợi ý chính sáchnên thực hiện nhằm nâng cao kiến thức nông nghiệp cho nông dân. iv MỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. iLỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................iiTÓM TẮT ...........................................................................................................................iiiMỤC LỤC .......................................................................................................................... ivDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ......................................................... viDANH MỤC TỪ CHUYÊN NGÀNH ............................................... ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: