Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích năng lực cạnh tranh của cụm ngành logistics vùng Đông Nam Bộ

Số trang: 93      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.15 MB      Lượt xem: 46      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics vùng Đông Nam Bộ. Tìm ra được nhân tố là lực cản, lực đẩy để nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành logistics vùng Đông Nam Bộ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích năng lực cạnh tranh của cụm ngành logistics vùng Đông Nam Bộ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINHCHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ------------- NGUYỄN THỊ THÙY HIẾU PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦACỤM NGÀNH LOGISTICS VÙNG ĐÔNG NAM BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINHCHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ------------- NGUYỄN THỊ THÙY HIẾU PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦACỤM NGÀNH LOGISTICS VÙNG ĐÔNG NAM BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THÀNH TỰ ANH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017 iLỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các trích dẫn và số liệu sử dụngtrong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác nhất trong phạm vi hiểu biết củatôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thànhphố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Thùy Hiếu iiLỜI CẢM ƠNĐể hoàn thiện được nội dung luận văn; đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầyVũ Thành Tự Anh- người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã hướng dẫn về mặt học thuật,và động viên tinh thần trong suốt thời gian thực hiện luận văn;Tôi xin cảm ơn thầy Nguyễn Xuân Thành đã gợi ý lĩnh vực nghiên cứu luận văn. Thựchiện nội dung nghiên cứu tôi đã có cơ hội tiếp cận với rất nhiều vấn đề liên quan, có ngoạitác tích cực ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực công tác hiện tại;Tôi xin cảm ơn anh Trần Chí Dũng – Phó Viện nghiên cứu và phát triển Logistics ViệtNam; Tôi xin cảm ơn bạn Bùi Quốc An - Học viên khóa MPP 7, chuyên viên tại Trung tâmnghiên cứu Phát triển Giao thông Vận tải – Viện chiến lược Phát triển Giao thông Vận tải;cảm ơn các tổ chức, cá nhân và bạn bè đã hợp tác, chia sẻ thông tin hữu ích giúp tôi hoànthành nội dung nghiên cứu;Hoàn thành khóa học MPP8 2015-2017, tôi xin cảm ơn Quý thầy cô đã tận tâm truyền đạtkiến thức, kinh nghiệm; tôi xin cảm ơn Quý anh/chị “hậu cần” đã tạo thuận lợi, hỗ trợ tốtnhất trong suốt thời gian học tập tại trường;Tôi xin cảm ơn tập thể lớp MPP8 đã luôn sát cánh bên nhau, tạo môi trường tập thể để tôicũng như các thành viên luôn nỗ lực trong suốt khóa học;Tôi xin cảm ơn sâu sắc đến gia đình; cảm ơn đồng nghiệp đã luôn bên tôi, ủng hộ, chia sẻcùng tôi trong suốt thời gian qua. iiiTÓM TẮTTrong xu thế toàn cầu hóa, khi thương mại quốc tế là một hoạt động kinh tế cần thiết củamỗi quốc gia thì logistics là công cụ để mỗi quốc gia phát huy lợi thế so sánh của mình.Hoạt động logistics chi phối đến hầu như toàn bộ hoạt động lưu thông hàng hóa trên thếgiới nhất là trong điều kiện các công ty và các tập đoàn đa quốc gia mở rộng mạng lướikhắp toàn cầu.Đông Nam Bộ-Vùng kinh tế sôi động, nơi có số lượng khu công nghiệp, khu chế xuất lớnnhất cả nước, nơi thực hiện phần lớn hoạt động giao thương với các nước trong khu vực,trên thế giới. Hoàn thiện hệ thống logistics là điều kiện tiên quyết để Đông Nam Bộ pháthuy lợi thế nhằm thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực, trở thành Vùng có khả năng cạnhtranh so với các thị trường trong khu vực. “…Logistics không là tất cả nhưng không cólogistics tất cả có thể là con số 0…”1. Đặt trong mô hình phân tích năng lực cạnh tranh củaMichael Porter, cụm ngành logistics vùng Đông Nam Bộ đã bộc lộ nhiều “lỗ hổng” cần sựliên kết của Nhà nước, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng dịch vụtrong phát triển toàn diện hệ thống logistics nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trên conđường hội nhập.Thị trường sôi động với sự phát triển mạnh của công nghiệp, dịch vụ, thương mại…cũngnhư vị trí địa kinh tế độc đáo nhưng Vùng chưa tận dụng tối ưu sự ưu ái này trong (1) bốtrí cảng biển, cảng cạn; (2) hệ thống trung tâm logistics; (3) phát triển vận tải đa phươngthức; (4) phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động của hiệp hội; (5) hoạtđộng của các doanh nghiệp Việt Nam với vai trò dẫn dắt thị trường.Nguồn nhân lực thiếu với chất lượng yếu; vốn hoạt động còn khá nhỏ khi đa số là cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa; áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh còn hạnchế dưới sức ép của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Như vậy, tổng hợp những yếu tốtrên tạo nên một bức tranh làm giảm năng lực cạnh tranh củ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: