Danh mục tài liệu

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá tiềm năng đồng quản lý rừng của các bên liên quan làm cơ sở đề xuất nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý tại vườn quốc gia Cát Tiên - Đồng Nai

Số trang: 89      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,005.53 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá tiềm năng đồng quản lý rừng tại VQG Cát Tiên - Đồng Nai. Thiết lập các nguyên tắc đồng quản lý rừng giữa các bên liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng tại VQG Cát Tiên - Đồng Nai. Đề xuất một số giải pháp thực hiện đồng quản lý rừng tại VQG Cát Tiên - Đồng Nai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá tiềm năng đồng quản lý rừng của các bên liên quan làm cơ sở đề xuất nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý tại vườn quốc gia Cát Tiên - Đồng NaiBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ĐÀO THỊ THÙY DƯƠNG ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐỒNG QUẢN LÝ RỪNGCỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỒNG QUẢN LÝ TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN - ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2011BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ĐÀO THỊ THÙY DƯƠNG ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐỒNG QUẢN LÝ RỪNGCỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỒNG QUẢN LÝ TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN - ĐỒNG NAI CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.NGUYỄN THỊ BẢO LÂM Hà Nội, 2011 1 MỞ ĐẦU Trong suốt quá trình phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta hếtsức quan tâm đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học bằng việc ban hành nhiềuvăn kiện mang tính chất pháp lý liên quan đến bảo tồn Đa dạng sinh học; nhưLuật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Bảo vệ môitrường, Kế hoạch hành động đa dạng sinh học và tham gia các Công ướcQuốc tế. Trong những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 khi rừng bị thu hẹp, đa dạngsinh học bị đẩy lùi tới cả các khu rừng đặc dụng ở vùng sâu vùng xa, nơi đồngbào dân tộc thiểu số sinh sống. Mỗi một khu rừng đặc dụng có những đặcđiểm đặc trưng riêng biệt, nhưng thường có đặc điểm chung là địa hình đi lạikhó khăn, kinh tế xã hội chưa phát triển, dân cư thưa thớt. Tuy đã được Chínhphủ và chính quyền các cấp quan tâm nhưng kinh phí đầu tư cho các hoạtđộng bảo tồn thiên nhiên vẫn rất hạn hẹp. Những đặc điểm này là nguyênnhân dẫn đến rừng và đa dạng sinh học của các khu rừng đặc dụng tiếp tục bịtác động và suy giảm. Khác với rừng sản xuất và rừng phòng hộ, việc thành lập, xây dựng kếhoạch và tổ chức quản lý rừng đặc dụng thường được tiếp cận một chiều từtrên xuống, chưa quan tâm hoặc quan tâm chưa đúng mức đến vai trò và vị trícủa các bên liên quan, sự phối hợp giữa các bên liên quan trong công tác quảnlý bảo vệ rừng chưa nhịp nhàng, thiếu chặt chẽ dẫn đến có lúc, có nơi khókhăn, lúng túng trong chỉ đạo, triển khai quản lý bảo vệ rừng đặc dụng, trongkhi đó tiềm năng quản lý bảo vệ rừng trong xã hội chưa được khai thác, chưakhuyến khích thu hút được các lực lượng tham gia một cách tích cực trongcông tác quản lý bảo vệ rừng. 2 Vườn Quốc Gia Cát Tiên là khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bànba huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu ( Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc ( Lâm Đồng) vàBù Đăng ( Bình Phước), cách Thành Phố Hồ Chí Minh 150 km về phía Bắc.Đặc trưng của vườn quốc gia này là rừng nhiệt đới ẩm. VQG Cát Tiên đượcthành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13 tháng 01 năm 1992 của Thủtướng chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở kết nối khurừng cấm Nam Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 360/TTg, ngày 07tháng 07 năm 1978 của Thủ tướng chính phủ) và khu bảo tồn thiên nhiên TâyCát Tiên (được thành lập theo quyết định số 194/CT, ngày 09 tháng 08 năm1986 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng). Việc thành lập VQG đã làm thay đổi phần lớn cuộc sống của người dânsống trong khu vực cùng đệm. Thực tế cho thấy rằng các cộng đồng chủ yếutìm nguồn sinh kế từ rừng của VQG như khai thác lâm sản, sử dụng đất rừngtrồng cây nông nghiệp, bãi chăn thả gia súc, tạo nên nhiều tiêu cực cho quảnlý bảo vệ rừng nhưng vẫn không nâng cao được đời sống của cộng đồng.Những hoạt động này chỉ được xem là cách sinh kế tạm thời, không bền vững.Do đó, các câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để nâng cao nội lực của cộngđồng, phát huy những tiềm năng sẵn có và lôi cuốn cộng đồng tham gia vàocác hoạt động đồng quản lý bảo vệ tài nguyên rừng vì mục tiêu phát triển bềnvững của địa phương. Đây là bài toán khó không chỉ đối với những nhà quảnlý, các nhà khoa học mà của cả người dân sở tại. Trên cơ sở thực tiễn và lý luận, cùng với những kiến thức đã học hỏiđược từ thầy, cô giáo và để phần nào trả lời được câu hỏi trên chúng tôi tiếnhành nghiên cứu đề tài:“Đánh giá tiềm năng đồng quản lý rừng của các bên liên quan làm cơ sởđề xuất nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý tại Vườn Quốc GiaCát Tiên - Đồng Nai”. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Khái quát chung về đồng quản lý “Đồng quản lý” là phương thức quản lý tài nguyên thiên n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: