
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trọng tâm luận văn sẽ xây dựng bức tranh tổng quát về các nhân tố năng lực cạnh tranh hiện nay của Hà Giang, qua đó phân tích lựa chọn cụm ngành cần có sự ưu tiên chính sách đề xây dựng trở thành trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh. Dựa trên kết quả lựa chọn, tác giả đề xuất các ưu tiên chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Hà Giang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh Tỉnh Hà Giang i LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sửdụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểubiết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinhtế TP. Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 4 năm 2013 Tác giả Nguyễn Anh Đức ii LỜI CẢM ƠNTôi xin chân thành cảm ơn Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã giúp tôi có cơ hộihọc tập và nghiên cứu trong môi trường học thuật chuẩn mực cao. Cảm ơn quý Thầy, Côtại Chương trình đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi những tri thức quý báu và phươngpháp nghiên cứu hiệu quả trong lĩnh vực chính sách công.Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Jonathan R. Pincus, thầy Nguyễn Xuân Thànhđã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Luận văn này không thể hoànthành nếu thiếu những góp ý quan trọng của các thầy.Tôi xin cảm ơn lãnh đạo UBND huyện Vị Xuyên, lãnh đạo phòng Công thương huyện VịXuyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi tham gia học tập và hoàn thành luận văn thạcsỹ tại Chương trình trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.Tôi cũng xin cảm ơn anh chị học viên lớp MPP3 và MPP4, những người bạn thân và đặcbiệt là gia đình đã luôn ở bên ủng hộ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận vănnày. iii TÓM TẮTLuận văn xây dựng bức tranh tổng quát về hiện trạng nền kinh tế Hà Giang, phân tích cácnhân tố nền tảng quyết định năng lực cạnh tranh của tỉnh, qua đó xác định những cụmngành tiềm năng mà chính quyền tỉnh cần tập trung phát triển. Những phân tích sâu hơn vềcụm ngành cũng được thực hiện để trả lời cho câu hỏi Hà Giang cần làm gì để phát triểncác cụm ngành này.Trải qua hơn một thập kỷ từ năm 2001 đến 2011, nền kinh tế Hà Giang có tốc độ tăngtrưởng khá nhanh do được hỗ trợ đầu tư chủ yếu từ nguồn vốn Trung ương. Các ngànhchiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế là các ngành lệ thuộc vào chi tiêu của Nhà nước vàthường ít chịu áp lực cạnh tranh. Đa số người dân còn nghèo với mức thu nhập rất thấp vàchậm cải thiện. So với các tỉnh trong vùng TD&MN phía Bắc, năng lực cạnh tranh tỉnh HàGiang đang ở mức thấp và tụt hậu ngày càng xa so với các tỉnh còn lại.Trong các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Hà Giang chỉ có lợi thế duynhất là tài nguyên thiên nhiên, các nhân tố còn lại đều bất lợi đối với tăng trưởng năngsuất. Trong đó, các nhân tố vị trí địa lý, quy mô thị trường và hạ tầng xã hội là ba nhân tốbất lợi lớn nhất kìm hãm sự phát triển của các ngành kinh tế.Dựa trên bối cảnh các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh, ba cụm ngành kinh tế có lợithế về tài nguyên thiên nhiên là cụm ngành thủy điện, cụm ngành khoáng sản và cụmngành du lịch được phân tích và so sánh. Nghiên cứu đi đến kết luận cụm ngành du lịch làcụm ngành có tiềm năng phát triển nhất và Hà Giang nên tập trung phát triển cụm ngànhnày.Tuy nhiên, cụm ngành du lịch Hà Giang còn non yếu và cần đầu tư rất nhiều nguồn lực đểnâng cấp hài hòa cả bốn thuộc tính trong mô hình kim cương. Sự hợp tác giữa chính quyềnvà tư nhân là yếu tố then chốt để bảo đảm tính khả thi của các kiến nghị chính sách nhằmnâng cao NLCT cụm ngành du lịch. iv MỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... iLỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ iiTÓM TẮT .............................................................................................................................iiiMỤC LỤC ............................................................................................................................ ivDANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viDANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ, PHỤ LỤC ...................................................................... viiCHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .................................................................................................... 11.1 Bối cảnh chính sách ......................................................................................................... 11.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 21.3 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................... 21.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 21.5 Cấu trúc luận văn ............................................................................................................. 3CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ ........................................................ 42.1 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển kinh tế.............................................................. 4 2.1.1 GDP, đầu tư và xuất nhập khẩu ............................................................................. 4 2.1.2 Cơ cấu kinh tế ........................................................................................................ 62.2 Các chỉ tiêu phản ánh năng suất.............................................. ...