Danh mục tài liệu

Luận văn thạc sĩ kinh tế: Rào cản phi thuế quan của Mỹ và kinh nghiệm cho Việt Nam

Số trang: 116      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.27 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài Rào cản phi thuế quan của Mỹ và kinh nghiệm cho Việt Nam trình bày về cơ sở lý luận về hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế. Thực tiễn áp dụng các biện pháp phi thuế quan của Hoa Kỳ. Đề xuất các biện pháp phi thuế quan Việt Nam có thể sử dụng trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Rào cản phi thuế quan của Mỹ và kinh nghiệm cho Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --------------- PHAN THỊ MINH LÝRÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA MỸ VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Khải Hà Nội - 2006 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hỗ trợcủa các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp. Nhân dịp hoàn thành bản Luận văn, tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơnsâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Hữu Khải – người đã chỉ bảo tận tâm, nhiệt tìnhgiúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Hội đồng Khoa họctrường Đại học Ngoại thương, Khoa Sau Đại học trường Đại học Ngoạithương đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các bạn bèđồng nghiệp, gia đình đã tạo điều kiện, hỗ trợ, ủng hộ về tinh thần để tôi cóthể hoàn thành Luận văn. Do hạn chế năng lực và thời gian nghiên cứu, Luận văn chắc chắnkhông tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong được sự góp ý chỉ bảo củathầy cô và các bạn bè đồng nghiệp. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2006 Tác giả Phan Thị Minh Lý LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Việt Namđã trở thành thành viên chính thức của ASEAN, tham gia AFTA, APEC,ASEM và đang đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).Hiện tại, WTO đang tiếp tục Vòng đàm phán thiên niên kỷ với mục tiêu đẩymạnh tự do hoá thương mại trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tự do hoá thươngmại là một quá trình lâu dài, gắn chặt với quá trình đàm phán để cắt giảmthuế quan và hàng rào phi quan thuế. Các nước, đặc biệt là các nước côngnghiệp phát triển, một mặt luôn đi đầu trong việc đòi hỏi phải đàm phán đểmở cửa thị trường và thúc đẩy tự do hoá thương mại, mặt khác lại luôn đưa racác biện pháp tinh vi hơn và các rào cản phức tạp hơn nhằm bảo hộ sảnxuất trong nước. Khi tham gia vào “sân chơi” chung này, các nước đang phát triển trongđó có Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi cạnh tranh với hàng hóa củacác nước công nghiệp phát triển. Những quy định của WTO sẽ hướng tới việctự do hoá thương mại bằng cách giảm dần và tiến tới loại bỏ hẳn các hàng ràothuế quan trong thương mại giữa các nước. Các quốc gia có xu hướng bảo hộsản xuất trong nước bằng các biện pháp phi thuế quan. Kể từ sau khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận và bình thường hóa quan hệ đốivới Việt Nam, quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ liên tục được pháttriển và Hoa Kỳ đã trở thành đối tác quan trọng của Việt nam.Vì vậy, việcnghiên cứu hàng rào phi thuế quan của Hoa Kỳ - một trong những quốc gia cóhệ thống các quy định phi thuế phức tạp nhất thế giới là việc hết sức cần thiếtcho Việt Nam để tìm ra giải pháp vượt rào cản, đẩy mạnh xuất khẩu và rút ranhững bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng hàng rào phi thuế quan đểbảo hộ sản xuất trong nước. Hiện nay, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về các biệnpháp phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế nói chung và cácbiện pháp phi thuế quan được áp dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứukhoa học cụ thể về hàng rào phi thuế quan của Hoa Kỳ – một quốc gia có hệthống các rào cản phi thuế vào dạng phức tạp nhất trên thế giới và rút ra bàihọc kinh nghiệm cho Việt Nam từ việc áp dụng các biện pháp phi thuế quancủa Hoa Kỳ thì hầu như chưa có. Từ những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Rào cản phi thuếquan của Mỹ và kinh nghiệm cho Việt Nam” Mục tiêu nghiên cứu của đề tài : - Hệ thống lại một số vấn đề lý luận liên quan đến hàng rào phi thuế quan - Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các hàng rào phi thuế quan của Hoa Kỳ. - Rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để đẩy mạnh xuất khẩusang thị trường Hoa Kỳ và xây dựng hàng rào phi thuế quan bảo hộ sản xuấttrong nước Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu là hệ thống các rào cản phi thuế quan của HoaKỳ, các quy định của WTO về rào cản phi thuế quan và các rào cản phi thuếquan của Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào nghiên cứu các rào cảnphi thuế quan đối với hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Phạm vi vềthời gian là các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ từ năm 2001 đến thờiđiểm nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của luận văn là sự tổng hợp của các phân tích,thống kê, diễn giải, so sánh…để nghiên cứu bản chất các đối tượng. Luận văncũng tham khảo ý kiến của các chuyên gia kinh tế cũng như các giáo sư tiếnsỹ kinh tế trong ngành nhằm đạt được kết quả nghiên cứu tốt nhất. Nội dung nghiên cứu: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chươngnhư sau: Chương I. Cơ sở lý luận về hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế Chương II. Thực tiễn áp dụng các biện pháp phi thuế quan của Hoa Kỳ. Chương III. Đề xuất các biện pháp phi thuế quan Việt Nam có thể sử dụng trong thời gian tới. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng ViệtADP Agreement on Anti- Hiệp định về chống bán Dumping Practices phá giáAFTA ASEAN Free Trade Khu vực thương mại tự Area do ASEANAPEC Asia – Pacific Economic Diễn đàn hợp tác kinh tế Cooperation châu á - Thái Bình ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: