Danh mục

Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH một thành viên Thống Nhất

Số trang: 93      Loại file: pdf      Dung lượng: 500.61 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn áp dụng những lý thuyết để phân tích, đánh giá công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH một thành viên Thống Nhất, phát hiện những ưu điểm cũng như các vấn đề còn tồn tại đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH một thành viên Thống Nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH một thành viên Thống Nhất1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, nguồn nhân lực là nhân tố đặc biệt, có vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Kinh nghiệm và thực tiễn cho thấy, sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia hay mỗi doanh nghiệp đều phụ vào chính sách phát triển nguồn nhân lực của quốc gia hay doanh nghiệp đó. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực, trong văn kiện Đại hội VIII của Đảng đã nhấn mạnh rằng: “phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”.[1, tr.85] Tuy nhiên, nguồn nhân lực phát huy được vai trò của nó không phải ở ưu thế về số lượng mà là ở chất lượng. Khi nguồn nhân lực có quy mô lớn nhưng chất lượng thấp, năng suất lao động thấp thì lại trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là phải thường xuyên nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Là một đơn vị trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội, sau hơn 50 năm xây dựng và phát triển, trải qua nhiều biến động về bộ máy tổ chức, ngày nay Công ty TNHH một thành viên Thống Nhất đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu về ngành công nghiệp cơ khí. Vì vây, hơn bao giờ hết, NNL đang trở thành yếu tố quan trọng, quyết định sự thành bại của Thống Nhất trong quá trình phát triển và hội nhập hiện nay. Tuy nhiên, so với các doanh nghiệp và Tập đoàn lớn khác, Thống Nhất vẫn còn một khoảng cách khá xa, không những về quy mô, hiệu quả sản xuất kinh doanh mà còn về chất lượng NNL, yếu tố được coi là năng lực cạnh tranh mang bản sắc riêng biệt của các doanh nghiệp trong quá trình toàn cầu hoá hiện nay. 2 Trong những năm vừa qua, Công ty Thống Nhất đã có những chính sách, những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty. Nhưng kết quả mang lại chưa thực sự cao, chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Thống Nhất vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, dẫn đến hiệu quả thực hiện công việc chưa cao. Với ý nghĩa quan trọng nhằm giúp công cuộc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao, trong phạm vi nghiên cứu đề tài dưới góc độ của cán bộ làm công tác tổ chức nhân sự, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH một thành viên Thống Nhất” làm luận văn Thạc sỹ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Ở Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án như sau: - Đề tài “Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực Khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của TS Phạm Văn Quý đã tập trung vào đối tượng nhân lực khoa học công nghệ trong cả nước, trình bày các cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn đổi mới các chính sách sử dụng có hiệu quả năng lực và trình độ của đội ngũ khoa học công nghệ, đồng thời mở rộng sang tất cả các khâu của quá trình đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ và các khía cạnh trong tổ chức và quản lý để phát triển NNL và phát huy vai trò của NNL khoa học công nghệ. - Công trình nghiên cứu của GS.VS Phạm Minh Hạc “Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. - Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam – lý luận và thực tiễn do PGS. TS Đỗ Minh Cương – TS. Mạc Văn Tiến đồng chủ biên năm 2004. Tác giả đưa ra các khái niệm nguồn nhân lực ở phạm vi vĩ mô và vi mô, kinh nghiệm đào tạo và phát triển lao động kỹ thuật ở một số nước như Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật, Mỹ. 3 Trong các tài liệu nghiên cứu của nước ngoài liên quan đến đề tài mà tác giả tìm hiểu có một số tác phẩm nổi bật sau: - Báo cáo phát triển con người Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc năm 1999 (Pacific Human Development Report 1999). Báo cáo mô tả các xu hướng phát triển chung ở Thái Bình Dương. Báo cáo đưa ra các biện pháp về phát triển con người, không chỉ về GDP, việc làm và các chỉ số kinh tế khác mà còn về các tiêu chuẩn xã hội chẳng hạn tuổi thọ, dịch vụ y tế, nước uống sạch và sự tham gia của phụ nữ. Báo cáo cũng chỉ ra rằng quản lý tốt là yếu tố quyết định để đạt được sự phát triển của con người. - Tiêu chuẩn lao động quốc tế (International labour standards for development and social justice), ILO. Tiêu chuẩn lao động quốc tế dựa trên các công ước thoả thuận của các tổ chức quốc tế, kết quả từ các cuộc đánh giá, khảo sát và đưa ra các quy định để bảo vệ các quyền cơ bản của người lao động, đảm bảo công việc ổn định của người lao động và cải thiện điều kiện làm việc của họ trên quy mô toàn cầu. - Nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực (Human resources and Personel Management), do Werther W.B và Davis K chủ biên năm 2006. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Về lý thuyết: Hệ thống hoá kiến thức và làm rõ một số lý luận cơ bản về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh. - Về thực tiễn: Áp dụng những lý thuyết để phân tích, đánh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: