Danh mục tài liệu

Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu vi sinh vật nội sinh đối kháng nấm gây bệnh thực vật trên cây hồ tiêu tại Đắk Lắk

Số trang: 59      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.38 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài “Nghiên cứu vi sinh vật nội sinh đối kháng nấm gây bệnh thực vật trên cây hồ tiêu tại Đắk Lắk” với mục đích nghiên cứu sự đa dạng, phân lập, tuyển chọn chủng vi sinh vật nội sinh có hoạt tính kháng nấm gây bệnh trên cây hồ tiêu. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu vi sinh vật nội sinh đối kháng nấm gây bệnh thực vật trên cây hồ tiêu tại Đắk Lắk 1 MỞ ĐẦU Hồ tiêu đen (Piper nigrum L.), đồng nghĩa với danh hiệu vua gia vị, làmột loại cây nho có hoa thuộc họ Piperaceae có nguồn gốc từ bờ biểnMalabar ở Nam Ấn Độ (Nazeem et al., 2008). Tại Việt Nam, cây hồ tiêu đượctrồng chủ yếu tại 9 tỉnh trọng điểm của nước ta, với tổng diện tích 100.000 ha,trong đó, Tây Nguyên là vùng có nhiều tiềm năng về đất đai, khí hậu để mởrộng diện tích trồng tiêu (4 tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông vàLâm Đồng đã chiếm 55.339 ha). Tuy diện tích hồ tiêu chỉ chiếm 2,5% trongtổng số 2 triệu ha trồng cây công nghiệp lâu năm nhưng giá trị xuất khẩu đạtkhoảng 7.000 USD/ha, gấp 2,6 lần cà phê, 6 lần cây chè, 3,8 lần cây điều, gấp4 lần cây cao su. Tuy có nhiều lợi thế để phát triển, song thực tế trong những năm qua câyhồ tiêu vẫn chưa thực sự đứng vững, thậm chí nhiều thời điểm người sản xuấtcòn lao đao bởi cây tiêu chết hàng loạt do chạy theo giá thị trường, phát triểncây tiêu không theo quy hoạch, không chú trọng đến việc cải tạo đất, khôngxử lý mầm bệnh. Một số diện tích tiêu trồng trên những vùng đất không phùhợp, trồng một cách tạm bợ không được chăm sóc theo đúng quy trình kỹthuật, giống tiêu không rõ nguồn gốc,... khiến tình hình sâu bệnh hại trên câyhồ tiêu ngày càng phát triển mạnh. Bệnh hại nghiêm trọng nhất hiện nay đốivới hồ tiêu là bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora và bệnh chết chậm cóthể do sự cộng hợp của các tác nhân nấm Fusarium sp., Rhyzoctonia sp.,Pythium sp., tuyến trùng Meloidogyne sp., gây ra. Ở nước ta hiện nay, việc phòng trừ dịch hại trên cây tiêu chủ yếu bằngbiện pháp hóa học thường gặp nhiều khó khăn, vì không những khó tiêu diệtđược bào tử nấm gây bệnh, mà còn ảnh hưởng đến sinh vật, côn trùng có lợilàm mất cân bằng sinh thái. Hướng sử dụng vi sinh vật đối kháng với nấm gâybệnh trong phòng chống bệnh cho cây trồng nói chung và cây hồ tiêu nóiriêng, được xem là giải pháp cần thiết nhằm thay thế các loại thuốc hoá họcgây độc hại môi trường. Đối với bệnh hại trên hồ tiêu đã được nghiên cứu vàcó nhiều triển vọng ứng dụng vào thực tế sản xuất, như sử dụng một số loài 2nấm Dactylella oviparasitica, Arthrobotrys oligospore, Verticilliumchlamydosporium, Monacrosporium gepgyropagum có khả năng diệt tuyếntrùng hay nấm Trichoderma đang được sử dụng khá phổ biến trong phòng trừnấm Phytophthora trên cây hồ tiêu (Ngô Thị Xuyên, 2002). Sử dụng vi sinh vật đối kháng phân lập từ đất sẽ khống chế kìm hãm cácvi sinh vật gây bệnh, đây chính là hiệu quả của việc quản lý dịch hại dựa trêncơ sở bảo vệ cân bằng sinh thái trong đất. Tuy nhiên, biện pháp phòng trừsinh học bằng các vi sinh vật nội sinh đối kháng chưa được nghiên cứu và ứngdụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Vì vậy, nghiên cứu đa dạngvi sinh vật nội sinh trên cây hồ tiêu, trên cơ sở đó chọn lựa ra những chủng cókhả năng kháng nấm và tuyến trùng là việc làm cấp thiết nhằm hạn chế sửdụng thuốc hóa học, phát triển phong phú quần thể vi sinh vật có lợi sẽ giúpcho cây trồng phát triển, tăng sức đề kháng sâu bệnh. Xuất phát từ những vấnđề nêu trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu vi sinh vật nội sinh đốikháng nấm gây bệnh thực vật trên cây hồ tiêu tại Đắk Lắk” với mục đíchnghiên cứu sự đa dạng, phân lập, tuyển chọn chủng vi sinh vật nội sinh cóhoạt tính kháng nấm gây bệnh trên cây hồ tiêu, với các nội dung chính sauđây: 1. Phân lập và đánh giá sự phân bố vi khuẩn nội sinh trên cây hồ tiêu ởĐắk Lắk; 2. Tuyển chọn các chủng vi khuẩn nội sinh có khả năng diệt nấm gâybệnh trên cây hồ tiêu cao ở Đắk Lắk; 3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, phân loại và an toàn sinh học củachủng được tuyển chọn; 4. Nghiên cứu môi trường và điều kiện nuôi cấy cho sinh trưởng, pháttriển của các chủng được tuyển chọn và thử nghiệm khả năng kháng nấm gâybệnh trên lá hồ tiêu. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. CÂY HỒ TIÊU, BỆNH NẤM TRÊN CÂY HỒ TIÊU 1.1.1. Cây hồ tiêu và tiềm năng phát triển cây hồ tiêu ở Việt Nam Hạt tiêu đen (Piper nigrum L.), đồng nghĩa với danh hiệu vua gia vị, làmột loại cây nho có hoa thuộc họ Piperaceae có nguồn gốc từ bờ biểnMalabar ở Nam Ấn Độ (Ravindran, 2000; Nazeem et al., 2008). Hồ tiêu đượclan truyền bởi thương nhân Hindu và du khách đến Malaysia và Indonesia.Ngày nay, Hồ tiêu được trồng thương mại ở các vùng nhiệt đới bao gồmMalabar, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Brazil, Sri Lanka, Việt Nam vàCộng hòa Nhân dân Trung Hoa để hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ tiêu đen trên toànthế giới (Victor R. Preedy, 2016). Tại Việt Nam, cây hồ tiêu được trồng ởnhiều vùng sinh thái như ở miền đồi núi đất đỏ, miền trung như tỉn ...