Danh mục tài liệu

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC: THẾ GIỚI QUAN CỦA NGUYỄN TRÃI QUA TÁC PHẨM ' QUÂN TRUNG TỪ MỆNH TẬP' VÀ ' QUỐC ÂM THI TẬP'

Số trang: 81      Loại file: pdf      Dung lượng: 586.06 KB      Lượt xem: 93      Lượt tải: 1    
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

MỞ ĐẦU 1.
Lí do chọn đề tài
Triết học là một khoa học ra đời sớm dựa trên sự phát triển của lực lượng sản xuất, của sự phân hóa xã hội. Vấn đề lớn nhất mà mọi triết học quan tâm là vũ trụ quan và nhân sinh quan. Vì lẽ đó, nghiên cứu thế giới quan và phương pháp luận triết học mang lại ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng cho toàn bộ cuộc sống của con người, từ đó con người xác lập lý tưởng, hệ giá trị, lối sống, nếp sống của mình. Đây cũng là một trong những tiêu chuẩn cơ bản đánh giá sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như của mỗi cộng đồng xã hội.
Thế giới quan có thể hiểu đơn giản là cái nhìn về các mặt của thế giới, là bức tranh toàn cảnh về mối quan hệ của con người và tự nhiên, của con người và con người. Thế giới quan bao gồm những nguyên tắc, quan điểm, niềm tin, khái niệm, biểu tượng về toàn bộ thế giới, sự vật, hiện tượng, những quy luật chung, là sự chỉ dẫn phương hướng hoạt động của con người.
Trong triết học phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, vấn đề vũ trụ quan, nhân sinh quan có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nhưng nặng về vấn đề nhân sinh quan, xã hội quan hơn là các vấn đề về tự nhiên và các hình thức của tư duy. Mục đích của thế giới quan triết học phương Đông nói chung và triết học Việt Nam nói riêng là xây dựng lý lẽ cho chính trị - xã hội và luân lý nhằm giáo dục đạo đức cho con người.
Ở Việt Nam, tư tưởng về thế giới quan được hình thành rất sớm tuy chưa mang tính hệ thống song các nhà tư tưởng đã đưa ra những quan niệm sơ khai về thế giới quan như quan niệm của Lý Thường Kiệt, Lý Công Uẩn… Và đến Nguyễn Trãi (1380 - 1442), tư tưởng về thế giới quan đã được hình thành một cách rõ nét, và hệ thống. Bởi thông qua thế giới quan của mình, Nguyễn Trãi đã phản ánh được tương đối hoàn chỉnh hiện trạng xã hội Đại 2 Việt cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Ngoài ra, thế giới quan của Nguyễn Trãi còn mang lại những bài học giá trị về: cách xử thế của con người với tự nhiên, về đạo thông qua mối quan hệ giữa con người với con người. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về thế giới quan của Nguyễn Trãi, do đó chúng tôi quyết định chọn hai tác phẩm “Quân trung từ mệnh tập” và “Quốc âm thi tập” trong di sản của Nguyễn Trãi làm đề tài nghiên cứu, bởi trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy ẩn đằng sau những tư tưởng thiên mệnh, con người, đạo đức …đó chính là lòng yêu nước, thương dân, là nỗi niềm đau đáu được ra giúp dân, giúp đời của Nguyễn Trãi từ lúc ông còn trẻ đến lúc tuổi già. Đó là nhân cách cao quý của một con người vĩ đại.
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Thế giới quan của Nguyễn Trãi qua tác phẩm “Quân trung từ mệnh tập” và “Quốc âm thi tập” làm đề tài luận văn của mình.

2. Tình hình nghiên cứu
Cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Nguyễn Trãi là một đề tài lớn đối với các nhà nghiên cứu, việc nghiên cứu này chính thức được bắt đầu từ năm 1464, khi Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, được chia thành các loại công trình nghiên cứu sau:
- Loại công trình nghiên cứu thứ nhất: nghiên cứu triết học phương Đông thì khá nhiều, song chưa có công trình nào cụ thể tìm hiểu về thế giới quan triết học của phương Đông nói chung, ngoài công trình Luận án tiến sĩ “Thế giới quan trong triết học Trung Quốc cổ đại”(2002) của Nguyễn Văn Vịnh, nội dung chủ yếu là nghiên cứu thế giới quan của triết học Trung Quốc bao gồm vũ trụ quan, xã hội quan và nhân sinh quan thông qua xem xét một số học thuyết tiêu biểu làm nên đặc trưng của thế giới quan triết học Trung Quốc. Trên cơ sở đó đưa ra sự so sánh và nêu rõ sự khác nhau về đặc trưng 3 của thế giới quan triết học Trung Quốc cổ đại với thế giới quan của các nền triết học cổ đại khác. Công trình đã có vai trò khái quát chung nhất về về thế giới quan triết học Trung Quốc.
- Loại công trình thứ hai nghiên cứu về một số luận điểm có tính chất làm cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành: Lịch sử tư tưởng Việt Nam; tập 1 (Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993), trong cuốn sách có phần trình bày, phân tích khái quát thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Trãi, đồng thời đi nghiên cứu một số tư tưởng triết học được thể hiện qua thơ văn của Nguyễn Trãi. Cuốn Đại cương triết học Việt Nam (Nguyễn Hùng Hậu, Nxb Chính trị quốc gia, 2010) nghiên cứu về tư tưởng của các nhà triết học Việt Nam, trong đó có Nguyễn Trãi, nhằm góp phần tìm về cội nguồn của dân tộc, tìm ra cái logich ngầm trong sự phát triển của dân tộc.
- Loại công trình thứ ba là những nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi.
+ Nhóm thứ nhất là tổng tập, tuyển tập thơ văn của Nguyễn Trãi được sưu tầm, phiên âm và chú giải: Quốc âm thi tập (Trần Văn Giáp và Phạm Trọng Điền phiên âm và chú giải, NXB Văn Sử Địa, Hà Nội, 1956); Nguyễn Trãi toàn tập (Nxb Khoa hoc xã hội, Hà Nội, 1976) ; Nguyễn Trãi toàn tập, Tân biên tập1; 2, (Nxb Văn hóa, 2000). Trong luận văn của mình, chúng tôi sử dụng bản Nguyễn Trãi toàn tập (Nxb Khoa hoc xã hội, Hà Nội, 1976) để nghiên cứu thế giới quan của Nguyễn Trãi.
+ Nhóm thứ hai là các công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi: Mấy vấn đề về sự nghiệp và thơ văn Nguyễn Trãi: nhân kỉ niệm 520 năm ngày Nguyễn Trãi mất (của nhiều nhà nghiên cứu, Nxb Khoa học, Hà Nội, 1963). Đây là những bài viết, những nhận định sâu sắc về Nguyễn Trãi nhân kỷ niệm 520 năm ngày mất của ông – người anh hùng dân 4 tộc, nhà quân sự lỗi lạc thông qua thơ văn của ông; Văn chương Nguyễn Trãi (Bùi Văn Nguyên, Nxb Đại học và trung cấp chuyên nghiệp, Hà Nội, 1984); Kỉ niệm sáu trăm năm sinh Nguyễn Trãi (của Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp..., Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1982). Đây là tập kỷ yếu của hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, gồm các bài viết, tham luận của các giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học... đọc tại hội thảo, trong đó có rất nhiều đánh giá xác đáng về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Nguyễn Trãi; Sáu trăm năm sinh Nguyễn Trãi (của nhiều tác giả, Nxb thành phố mới hội nhà văn Việt Nam, Hà Nội, 1980); Tư tưởng Nguyễn Trãi trong tiến trình lịch sử Việt Nam (Võ Xuân Đàn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1996). Công trình này đưa đến một cái nhìn khái quát về tiến trình lịch sử Việt Nam và vị trí, vai trò của Nguyễn Trãi; Nguyễn Trãi cuộc đời và sự nghiệp (Trần Huy Liệu, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2000). Cuốn sách tái hiện lại bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, gia đình, thân thế, sự nghiệp và các hoạt động của Nguyễn Trãi; nguồn gốc và nội dung tư tưởng của Nguyễn Trãi, sự chỉ đạo chiến thuật trong thời kỳ kháng chiến chống quân Minh và ý tưởng xây dựng đất nước của ông; Nguyễn Trãi và Nho giáo, Nguyễn Trãi và văn hóa Việt Nam trung cận đại (Trần Đình Hượu, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2000). Các công trình nghiên cứu này chủ yếu tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp về thế giới quan của Nguyễn Trãi, chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, đạo đức trong tư tưởng của Nguyễn Trãi. Cuốn “Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước” (Nguyễn Lương Bích, NXB Quân đội nhân dân, 1973). Tác phẩm trình bày toàn bộ sự nghiệp đánh giặc, cứu nước và những hoạt động của Nguyễn Trãi trong suốt 15 năm từ khi chiến thắng giặc Minh đến lúc ông mất. Nội dung trong tác phẩm thể hiện ở những điểm sau.
Thứ nhất, Nguyễn Trãi là một người yêu nước, thương dân. Ông tận trung với nước, tận hiếu với dân. Đây là tư tưởng về đạo làm người lớn, hiếm thấy trong thời đại trước.
Thứ hai, Nguyễn Trãi không chỉ là nhà tư tưởng 5 quân sự mà ông còn là một nhà chính trị lỗi lạc.Tư tưởng chính trị của ông ảnh hưởng rất nhiều đến tư tưởng chính trị thời kỳ ông sống và cho đến tận ngày nay.
Thứ ba là, Nguyễn Trãi là một nhà yêu nước tha thiết, đồng thời là một nhà dân chủ chính trị kiên cường. Ở ông, tư tưởng đi kèm với hành động.

- Ngoài ra còn có một số bài viết trên các tạp chí: Nhân cách nhà Nho trong con người Nguyễn Trãi, của Nguyễn Văn Bình, Tạp chí Triết học số 4 (104), T8 – 1998; Về tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi, của Doãn Chính, Tạp chí Triết học số 9 (220), 2009, Nguyễn Bá Cường (2013), Con người trong tư tưởng Nguyễn Trãi, Tạp chí Triết học, số 7 (266), tr. 61 – 67, Nguyễn Bá Cường (2013), Quan niệm về tự nhiên trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, Tạp chí Khoa học xã hội tp Hồ Chí Minh, số 9 (181), tr. 6-12... Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp văn thơ và tư tưởng của Nguyễn Trãi, rất ít công trình nghiên cứu chuyên về tư tưởng thế giới quan của Nguyễn Trãi. Vì vậy, trên cơ sơ kế thừa và phát triển những thành quả của các nhà nghiên cứu trước đó, nhưng do điều kiện hạn chế, nên chúng tôi chỉ nghiên cứu thế giới quan của Nguyễn Trãi qua tác phẩm “Quân trung từ mệnh tập” và “Quốc âm thi tập”.

3. Mục đích và nhiệm vụ
* Mục đích: Phân tích, làm rõ nội dung thế giới quan trong tư tưởng Nguyễn Trãi thông qua hai tác phẩm “Quân trung từ mệnh tập” và “Quốc âm thi tập”, từ đó đưa ra đánh giá về thế giới quan của Nguyễn Trãi.
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu điều kiện, tiền đề hình thành thế giới quan của Nguyễn Trãi.
- Phân tích nội dung các quan niệm trong thế giới quan của Nguyễn Trãi.
- Đưa ra một số giá trị về thế giới quan của Nguyễn Trãi

4. Cơ sở lí luận và phạm vi nghiên cứu
* Cơ sở lí luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận Mácxít để nghiên cứu những quan điểm, quan niệm trong thế giới quan của Nguyễn Trãi.
* Phạm vi nghiên cứu: trong luận văn của mình, chúng tôi nghiên cứu thế giới quan của Nguyễn Trãi thông quan hai tác phẩm “Quân trung từ mệnh tập” và “Quốc âm thi tập”.

5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng hệ thống phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội, phương pháp Logic và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp… để hoàn thành nhiệm vụ mà luận văn đặt ra.

6. Ý nghĩa của luận văn
* Về mặt lí luận: Luận văn chỉ ra và phân tích nội dung các quan niệm về thế giới quan của Nguyễn Trãi, góp phần nghiên cứu cơ bản lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam giai đoạn thế kỷ XV.
* Về mặt thực tiễn: Luận văn có thể làm tham khảo cho những nghiên cứu tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi nói riêng, và nghiên cứu về tư tưởng triết học Việt Nam nói chung.

7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm hai chương, sáu tiết.


NỘI DUNG
Chương 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CƠ BẢN HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN CỦA NGUYỄN TRÃI
1.1 Hoàn cảnh kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội
Đại Việt cuối thế kỳ XIV đầu thế kỷ XV Trải qua các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, triều đình phong kiến tuy có lúc hưng lúc suy, song nhìn chung nó có những bước phát triển mạnh mẽ, nhà nước phong kiến ngày càng được củng cố và trưởng thành về mọi mặt, đặc biệt giai đoạn nhà Trần được đánh giá là một trong số thời kỳ hưng thịnh của triều đại phong kiến....

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: