Danh mục tài liệu

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Huyền Quang tôn giả từ cuộc đời vào tác phẩm

Số trang: 108      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.07 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu Huyền Quang ở cấp độ khái quát, nhất quán trên ba phương diện: Huyền Quang - Nhân vật lịch sử; Huyền Quang - Một thi nhân; Huyền Quang - Nhân vật văn học. Từ ba phương diện nghiên cứu về Huyền Quang, tác giả cũng tiến hành tìm hiểu, cắt nghĩa và lý giải quá trình Huyền Quang từ một nhân cách lịch sử đã đi vào trong tác phẩm như thế nào.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Huyền Quang tôn giả từ cuộc đời vào tác phẩm ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- NGUYỄN ĐÌNH NGHĨA HUYỀN QUANG TÔN GIẢTỪ CUỘC ĐỜI VÀO TÁC PHẨM LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Hà Nội – 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- NGUYỄN ĐÌNH NGHĨA HUYỀN QUANG TÔN GIẢTỪ CUỘC ĐỜI VÀO TÁC PHẨM Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌCNgười hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Hữu Sơn Hà Nội – 2009 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Là một hiện tượng tư tưởng, văn hoá, văn học đặc biệt của thời đại nhàTrần, Huyền Quang đã đi vào sử sách từ rất sớm. Đã có không ít công trìnhnghiên cứu về ông trên nhiều bình diện: tư tưởng triết học, văn hoá dân gian, vănhọc… Tuy nhiên cho tới nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu về HuyềnQuang một cách toàn diện, nhất quán. Xuất phát từ thực tế đó, ở luận văn này,chúng tôi muốn đi sâu vào nghiên cứu tiểu sử và hành trạng của Huyền Quangqua các nguồn thư tịch cổ, đặt trong sự vận động tư tưởng văn hoá, văn học thờiTrần để dựng lên bức tranh khái quát, tương đối khách quan về nhân cách lịch sửđặc biệt này, từ đó tiến hành tìm hiểu, phân tích các trước tác của ông hiện cònđược lưu lại đến nay, cũng như tìm hiểu, phân tích về ông ở góc độ là một nhânvật trong văn học. Lựa chọn và triển khai đề tài này, chúng tôi cũng mong muốntìm hiểu liệu có mối liên hệ xác thực, lôgíc nào đối với Huyền Quang - từ mộtnhân cách lịch sử vào trong tác phẩm (trong sáng tác của ông, và trong các sángtác về ông với tư cách là một nhân vật văn học) hay không? 2. Mục đích nghiên cứu Luận văn tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu Huyền Quang ởcấp độ khái quát, nhất quán trên ba phương diện: Huyền Quang - nhân vật lịchsử; Huyền Quang - một thi nhân; Huyền Quang - nhân vật văn học. Từ baphương diện nghiên cứu về Huyền Quang, chúng tôi cũng tiến hành tìm hiểu, cắtnghĩa và lý giải quá Trình Huyền Quang từ một nhân cách lịch sử đã đi vào trongtác phẩm như thế nào. Liệu nhân vật hiện thực ở ngoài đời khi được phản ánhvào trong tác phẩm có mối liên hệ lôgíc nội tại hay mâu thuẫn nào không. Căncứ vào kết quả nghiên cứu về Huyền Quang ở ba phương diện trên để đưa ranhận định tổng quát, nhất quán về hiện tượng tư tưởng, văn hóa văn học độc đáonày. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Các thư tịch cổ ghi chép về tiểu sử và hành trạng của Huyền Quang cóthể kể đến như Tam tổ thực lục, Tam tổ hành trạng, Thánh đăng ngữ lục…Trước tác của ông cũng được đưa vào các bộ sưu tập: Việt âm thi tập, Toàn Việtthi lục, Kiến văn tiểu lục, Hoàng Việt thi tuyển…gần đây, các trước tác còn lại 1của ông đã được sưu tập lại trong công trình nghiên cứu Thơ văn Lý - Trần củanhóm tác giả thuộc Viện Văn học. Số lượng các công trình nghiên cứu vềHuyền Quang không phải là nhỏ. Theo thống kê một cách tương đối của PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn, từ đầu những năm 1970 cho tới nay, có hơn 70 đơn vị thưmục tư liệu liên quan đến cuộc đời, hành trạng, sự nghiệp, văn tài… của vị tổthứ ba Thiền phái Trúc Lâm này. Những người nghiên cứu về Huyền Quangnhiều nhất có thể kể đến như Thích Thanh Từ, Thích Phước Sơn, Thích PhướcAn, Nguyễn Lang, Đào Duy Anh, Nguyễn Đổng Chi, Trần Quốc Vượng, HoàngXuân Hãn, Lê Mạnh Thát, Trần Thị Băng Thanh, Đoàn Thị Thu Vân, NguyễnPhạm Hùng, Nguyễn Hữu Sơn, Nguyễn Kim Sơn… Phần lớn những đánh giánghiên cứu này về Huyền Quang chỉ dừng lại ở mức độ của các bài viết. Gần đâymới xuất bản cuốn Huyền Quang- cuộc đời, thơ và đạo do Giáo sư Trần ThịBăng Thanh chủ biên. Tuy nhiên, công trình này cũng mới chỉ là sự tập hợp cácbài viết về Huyền Quang theo từng phạm vi chủ đề, chứ chưa phải là một côngtrình nghiên cứu toàn diện, nhất quán về ông. Các tác giả như Nguyễn PhạmHùng, Nguyễn Hùng Hậu có nhắc tới Huyền Quang nhưng cũng chỉ đề cập giántiếp khi nhắc đến văn học giai đoạn Lý - Trần. Các tác giả như Nguyễn Lang, Nguyễn Duy Hinh và những người tronggiới xuất gia như Hoà thượng Thích Thanh Từ, Thượng toạ Thích Quảng Liên,nhóm tác giả ở Việt Triết học, Việt Phật giáo cũng nghiên cứu về Huyền Quangvới tư cách là đệ tam Tổ của Thiền phái Trúc Lâm. Cuốn Lược khảo tư tưởngThiền phái Trúc Lâm của tác giả Nguyễn Hùng Hậu, Tư tưởng triết học củaThiền phái Trúc Lâm đời Trần của tác giả Trương Văn Chung, Triết học Phậtgiáo Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh lại quan tâm tới Huyền Quang ở khía cạnhtư tưởng triết học của ông và của Thiền phái Trúc Lâm. Gần đây nhất là hội thảo về “Bảo tồn và phát huy di sản đệ tam Tổ Thiềnphái Trúc Lâm Huyền Quang và lễ hội Côn Sơn” tại Côn Sơn vào ngày 15 tháng2 năm 2009 với các bài tham luận của các nhà nghiên cứu Văn - Sử - Triết, cácnhà văn, các nhà báo, các Hoà Thượng. Những bài tham luận này tập trung đánhgiá về phương diện tiểu sử hành trạng, trước tác của Huyền Quang, vai trò vàđóng góp của Huyền Quang đối với Thiền phái Trúc Lâm, câu chuyện giữa ôngvới nàng Điểm Bích, các di sản văn hoá gắn với đệ tam Tổ này. Như vậy có thể thấy, Huyền Quang đã được nghiên cứu ở rất nhiềuphương diện, cấp độ khác nhau. Tuy nhiên nghiên cứu Huyền Quang ở phương 2diện từ nhân cách lịch sử đã được phản ánh như thế nào vào trong tác phẩm vẫncòn là một hướng nghiên cứu mở, hứa hẹn nhiều điều hấp dẫn và thú vị. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu ở đây là Huyền Quang - một hiện tượng tư tưởngvăn hoá văn học đặc biệt của thời Trần. Chúng tôi sẽ khảo sát hiện tượng HuyềnQuang mà cụ thể là quá trình từ một nhân vật lịch sử đã được chuyển hóa và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: