
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ________________ Phạm Thị Thùy TrangNGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số : 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG THỊ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 Lôøi caûm ôn * Ñeà taøi naøy ñöôïc thöïc hieän döôùi söï höôùng daãn, giuùp ñôõ taäntình cuûa TS. Hoaøng Thò Vaên cuøng söï goùp yù cuûa caùc Giaùo sö –Tieán só phaûn bieän vaø caùc baïn ñoàng nghieäp. Chuùng toâi xin chaân thaønhcaûm ôn nhöõng söï giuùp ñôõ chaân tình vaø quyù baùu ñoù. Duø ñaõ coá gaéng heát söùc nhöng do khaû naêng vaø thôøi gian haïncheá neân luaän vaên khoâng traùnh khoûi nhöõng thieáu soùt. Kính mongnhaän ñöôïc söï goùp yù chaân thaønh cuûa caùc Giaùo sö – Tieán só vaø caùcbaïn ñoàng nghieäp. Ngöôøi thöïc hieän Phaïm Thò Thuøy Trang MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1. Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tượng đặc sắc và nổi bật trongnền văn học Việt Nam thời kỳ văn học đổi mới giai đoạn cuối thế kỷ XX.Ngay từ những sáng tác đầu tay của mình như Tướng về hưu, Những ngọn gióHua Tát, Con gái thủy thần, Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm Tiết… phong cáchnghệ thuật của nhà văn đã trở thành đề tài bàn luận, tranh luận của nhiều nhàphê bình, nghiên cứu. Chỉ tính riêng trong giai đoạn từ năm 1987 đến 1989 đãcó khoảng 70 bài in trên các báo, tạp chí, sách nhận định về Nguyễn HuyThiệp. Nhà sưu tầm Phạm Xuân Nguyên trong Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp đãkhẳng định: “Nguyễn Huy Thiệp có lẽ là người đầu tiên trong văn học ViệtNam lập kỷ lục có được nhiều bài viết nhất về sáng tác của mình, chỉ trongmột thời gian ngắn, và không có độ lùi thời gian. Phê bình tức thời theo sángtác, liên tục, lâu dài. Không chỉ trong nước, cả ngoài nước; không chỉ ngườiViệt, cả người ngoại quốc” [64, tr.7]. Xung quanh các sáng tác của nhà vănxuất hiện nhiều ý kiến khen chê khác nhau, nhưng sức hấp dẫn của nhữngtrang văn này đối với độc giả đã được nhiều nhà phê bình thừa nhận. Bùi ViệtThắng nhận xét: “Mỗi truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đều như một “khốithuốc nổ” làm tan vỡ mọi nếp nghĩ bình thường của độc giả”[18, tr.351].Nguyễn Đăng Mạnh thì cho rằng: “Những truyện của Nguyễn Huy Thiệp cómột sức hấp dẫn khó cưỡng lại được. Anh có nhiều ngón nghề lôi cuốn ngườiđọc cũng “bợm” lắm” [57, tr.347]. Còn các tác giả của công trình Truyệnngắn Việt Nam: Lịch sử - Thi pháp - Chân dung phát biểu: “Lịch sử vănhọc còn ghi: Vào giữa những năm tám mươi của thế kỷ XX, khi “ hiện tượngNguyễn Minh Châu” bùng lên và sau đó tạm lắng thì phát lộ “hiện tượngNguyễn Huy Thiệp”” [19, tr.767]. Và cho đến thời điểm hiện tại, Nguyễn HuyThiệp cùng với các tác phẩm của ông vẫn là nguồn cảm hứng cho nhiều nhàphê bình nghiên cứu khi tìm hiểu về nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới từsau năm 1975 nói chung, cũng như khi khảo sát phong cách nghệ thuật củanhà văn nói riêng. Có thể nói, khi nhắc đến những hiện tượng văn học tiêubiểu sau chiến tranh, bất cứ một tác giả nào cũng phải đề cập ít nhiều đếnNguyễn Huy Thiệp như một biểu hiện xuất sắc và độc đáo của dòng văn họcđương thời. 2. Nguyễn Huy Thiệp viết cả kịch bản văn học, phê bình văn học, tiểuthuyết, nhưng mảng sáng tác nổi bật và thu được nhiều thành tựu hơn cả làtruyện ngắn. Các truyện ngắn của nhà văn từ lâu đã trở thành trung tâm củanhững bàn thảo, tranh luận sôi nổi mỗi khi hiện tượng Nguyễn Huy Thiệpđược mang ra phân tích, tìm hiểu. Còn những mảng sáng tác khác thì ít thuhút được sự quan tâm của công chúng cũng như giới phê bình hơn. Đã có rấtnhiều ý kiến nhận xét về nội dung cũng như nghệ thuật của truyện ngắnNguyễn Huy Thiệp. Nhưng nhìn chung, đa số các ý kiến đều khẳng định sựsâu sắc, táo bạo và mới lạ trong nội dung của các tác phẩm này, bên cạnhnghệ thuật tự sự sắc sảo, linh hoạt với một bút pháp biến ảo, một thứ ngônngữ trần thuật sắc bén, hàm súc và một giọng điệu kể chuyện đa dạng. Việckhảo sát, nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không những giúpchúng ta có thể nhìn nhận được những đặc điểm tiểu biểu trong văn phong vàtư tưởng nghệ thuật của tác giả, mà còn cung cấp những dữ liệu quan trọngcho việc tìm hiểu sự vận động của văn xuôi thời kỳ đổi mới sau kháng chiếnchống Mỹ với những nét thay đổi tiêu biểu cho nghệ thuật tự sự trong văn họcgiai đoạn này. 3. Đối với tác phẩm tự sự, người kể chuyện là một nhân tố vô cùngquan trọng, có ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức cấu trúc trần thuật của tácphẩm. Cùng một câu chuyện, nếu được kể bởi những hình tượng người kểchuyện khác nhau, rất có thể hiệu quả nghệ thuật mang lại sẽ khác nhau. Cáchthức trần thuật của người kể không chỉ đơn thuần là cách kể chuyện sao chocâu chuyện trở nên đậm đà, ý vị, đó còn là cách thức để nhà văn lý giải sự vậthiện tượng một cách sâu sắc, hiệu quả và thuyết phục. Diện mạo và phongcách trần thuật của người kể chuyện được tạo nên từ sự kết hợp của các yếu tốnhư ngôi kể, điểm nhìn nghệ thuật, ngôn ngữ kể chuyện và giọng điệu trầnthuật. Chính vì vậy, khi khảo sát một hình tượng người kể chuyện, chúng taphải đi vào phân tích từng yếu tố này để rút ra một cách nhìn nhận xác đángvà trọn vẹn về hình tượng. Xét riêng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thìsự đặc sắc của mỗi loại hình tượng người kể chuyện đều gắn liền với nhữngđặc trưng nhất định trong nghệ thuật sử dụng các phương tiện trần thuật, ngôntừ, giọng điệu kể chuyện cũng như sự luân phiên thay đổi ngôi kể và các điểmnhìn trần thuật. Cái hay của nhà văn là ở chỗ, ông đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận văn Thạc sĩ Văn học Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Người kể chuyện trong truyện Nguyễn Huy Thiệp Người kể chuyện trong tác phẩm tự sự Kể chuyện theo ngôi thứ ba Kể chuyện theo ngôi thứ nhấtTài liệu có liên quan:
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
64 trang 210 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát ca dao - dân ca Bến Tre
140 trang 154 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều dưới góc nhìn trần thuật học
93 trang 127 0 0 -
165 trang 83 0 0
-
86 trang 73 0 0
-
Truyện ngắn huyền thoại phố phường của Nguyễn Huy Thiệp dưới góc nhìn phân tâm học
14 trang 56 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu
135 trang 51 1 0 -
Khoá luận tốt nghiệp: Nhân vật lịch sử và dã sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
116 trang 45 0 0 -
132 trang 45 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tiểu thuyết Garganchuya (Rabơle) từ góc nhìn thi pháp thể loại
133 trang 43 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thơ Trần Đăng Khoa dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật
110 trang 42 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm thơ Bằng Việt
125 trang 41 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Sự ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ Tố Hữu
135 trang 40 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn các phạm trù thẩm mỹ
186 trang 40 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Việt Nam 1975-2000
109 trang 37 1 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - Đầu thế XIX với vấn đề cái chết
106 trang 35 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới góc nhìn thể loại
122 trang 32 1 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều nhìn từ góc độ thể loại
102 trang 29 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
128 trang 28 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới
98 trang 27 0 0