Danh mục tài liệu

Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác (từ góc độ thể loại)

Số trang: 124      Loại file: pdf      Dung lượng: 788.06 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn tổng hợp sơ lược giới thuyết về thể loại tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử, chỉ ra những khác nhau giữa nhà viết sử, nhà viết tiểu thuyết và nhà viết tiểu thuyết lịch sử. Tập trung phân tích nội dung tác phẩm "Sông Côn mùa lũ", xem thể loại tiểu thuyết lịch sử như là sự quy chiếu để thấy được những vấn đề của tác phẩm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác (từ góc độ thể loại) ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN DANH PHÚTiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác (từ góc độ thể loại) LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HÀ NỘI, 2005 Phần mở đầu Lời nói đầu - cấu trúc luận văn I. Lời nói đầu1. Lý do chọn đề tài, mục đích của đề tài. Đất nước chuyển biến mạnh mẽ trên con đường đổi mới, nhất là từ1986. Đảng chủ trương mở cửa, hội nhập với cộng đồng Quốc tế, nhanhchóng đưa đất nước ra khỏi nguy cơ tụt hậu, đưa nền kinh tế phát triển theocơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước. Trong đổi mới toàn diện của đất nước, những đứacon xa đã trở về, trở về bằng cả con người và bằng cả những giá trị tinhthần. Những năm cuối XX đầu XXI, đội ngũ kiều bào đã có những gươngmặt thành đạt và yêu nước, có những đóng góp đáng quý trong sự nghiệpxây dựng đất nước. Trong không khí đó, đời sống văn học khởi sắc với sựgóp mặt của tiểu thuyết lịch sử trong và ngoài nước. Tiêu biểu là những têntuổi: Nam Dao với Gió lửa; Vũ Ngọc Đĩnh với Bắn rụng mặt trời, Mười hai sứ quân, Hào kiệt Lam Sơn; Trần Đại Sĩ với Nam quốc SơnHà, Anh hùng Đông A dựng cờ bình Mông, Anh hùng Tiêu Sơn,Thuận thiên di sử, Anh hùng Bắc Cương, Anh linh thần võ tộc Việt ...(theo phụ san trang cuối tập II Sông Côn mùa lũ. Nhiều tác phẩm đạt đếnđộ trường thiên, viết về lịch sử bằng thể loại tiểu thuyết lịch sử, trong đóphải kể đến Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác với bốn tập NXBAn Tiêm California 1991 được gửi qua Trung tâm văn hoá Quốc tế, đượcxuất bản trong nước 2001 (4 tập) và tái bản 2003 (2 tập). Khi được sự bố trícủa khoa văn học làm luận văn tốt nghiệp với GS - VS Phan Cự Đệ với sựgợi ý của GS-VS, tôi đề đạt nguyện vọng viết về Sông Côn mùa lũ (từ gócđộ thể loại) và được sự đồng ý. 1 Mục đích của luận văn với đề tài trên, bản thân chúng tôi không cótham vọng bàn đến những vấn đề quá rộng lớn, mà chỉ dừng ở mức độ nhấtđịnh, phạm vi nhất định trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp thạc sĩ: - Xác định những nét đặc trưng của tiểu thuyết - Xác định những nét đặc trưng của tiểu thuyết lịch sử - Những nét tương đồng và dị biệt của tiểu thuyết và tiểu thuyết lịchsử - Để tìm hiểu về tiểu thuyết lịch sửSông Côn mùa lũ từ góc nhìnthể loại: nội dung, kết cấu và ngôn ngữ nghệ thuật. - Xác định tác giả viết theo cảm hứng nghệ thuật nào? - Xác định tác giả viết theo cách nào: lịch sử là cứu cánh hay lịchsử là phương tiện . - Mối quan hệ giữa chất liệu tiểu thuyết và chất liệu lịch sử trong tácphẩm. Nói chung là từ xuất phát điểm giới thuyết về thể loại, phạm vi bàiviết chủ yếu tìm hiểu Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác. 2. Lịch sử vấn đề Tiểu thuyết lịch sử có mặt trên văn đàn Việt Nam từ cuối XVIII đầuXIX với Hoàng Lê nhất thống chí. Tiểu thuyết lịch sử bốn mươi nhămnăm đầu thế kỷ XX ở nước ta phát triển tương đối mạnh mẽ: Nguyễn TửSiêu có Tiếng sấm đêm đông (1928), Đinh Tiên Hoàng (1929), VuaBố cái (1929), Lê Đại Hành (1929), Trần Nguyên chiến kỷ (1935),Việt Thanh chiến sử (1935), Hai Bà đánh giặc (1936); Đinh Gia Thuyếtcó Ngọn cờ vàng (1934); Trần Trung Viên có Cầu vồng Yên Thế, TânDân Tử có Giọt máu chung tình (1926), Phạm Mạnh Kiên có Việt NamLý Thường Kiệt; Trần Thanh Mại có Ngô Vương Quyền; Đào Trinh Nhấtcó Phan Đình Phùng (1936); Chu Thiên có Lê Thái Tổ (1941); Ngô TấtTố có Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ (1935), Vua Tây chúa 2Nguyễn (1937), Lịch sử Đề Thám (1935); Nguyễn Huy Tưởng có AnTư (1944 - 1945)... Những năm cuối thế kỷ XX, tiểu thuyết lịch sử xuất hiện những tácphẩm ở trong nước, nổi bật là Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, ởngoài nước với những tên tuổi: Nam Dao, Trần Sĩ Đại, Nguyễn Mộng Giácvới hàng chục trường thiên tiểu thuyết (tên tác phẩm đã nêu ở phần I - tácphẩm đã và sẽ xuất bản trước và sau 2003). ở lĩnh vực phê bình, bàn về tiểuthuyết lịch sử không phải là điều mới, vì ngay từ 1957 đã diễn ra cuộc tranhluận về Tiêu Sơn tráng sĩ. Cuộc tranh luận năm 1957 xung quanh TiêuSơn tráng sĩ tập trung vào vấn đề: các Đảng viên Tiêu Sơn là những ngườiyêu nước hay là những kẻ đi ngược lại xu thế của lịch sử. Nhiều cây bút đãtham gia vào cuộc tranh luận như: Phan Cự Đệ, Trương Chính, MinhTranh, Trần Thanh Mại. (Thế nào là quan điểm lịch sử trong văn học - Vănnghệ số 3, tháng 8/1957). Từ năm 1966, trong cuốn Nguyễn Huy Tưởng(viết chung với Hà Minh Đức), chúng tôi đã viết về sự khác biệt trong côngviệc của nhà tiểu thuyết lịch sử và nhà sử học (Phan Cự Đệ). Gần đây cóluận án tiến sĩ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: