Danh mục tài liệu

Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Biến đổi không gian cư trú của người Ê Đê ở Buôn Ma Thuột từ sau 1975 đến nay

Số trang: 87      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.90 MB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài làm rõ quá trình biến đổi không gian cư trú của buôn làng ÊĐê ở Buôn Ma Thuột từ sau 1975 đến nay; làm rõ những thay đổi về lối sống gắn liền với không gian cư trú; đưa ra một số ý tưởng nhằm góp phần bảo tồn không gian nhà dài của người ÊĐê ở Buôn Ma Thuột.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Biến đổi không gian cư trú của người Ê Đê ở Buôn Ma Thuột từ sau 1975 đến nay ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ KIM CHUNG BIẾN ĐỔI KHÔNG GIAN CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ Ở BUÔN MA THUỘT TỪ SAU 1975 ĐẾN NAY (Nghiên cứu trường hợp buôn Alê A và buôn Êa Bông) LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC Hà Nội – 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ KIM CHUNG BIẾN ĐỔI KHÔNG GIAN CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ Ở BUÔN MA THUỘT TỪ SAU 1975 ĐẾN NAY (Nghiên cứu trường hợp buôn Alê A và buôn Êa Bông) Chuyên ngành: Việt Nam học Mã số: 831063001 LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Hoài Giang Hà Nội – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ Biến đổi không gian cư trú củangười Ê Đê ở Buôn Ma Thuột từ sau 1975 đến nay là công trình nghiêncứu của riêng tôi, các tư liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực,kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được công bố trong bất kì côngtrình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Vũ Thị Kim Chung MỤC LỤCMỞ ĐẦU 1Chương 1. Tổng quan 111.1. Các khái niệm 111.1.1. Không gian văn hoá buôn làng 111.1.2. Không gian cư trú 131.2. Các quan điểm lý thuyết 131.3. Không gian cư trú buôn làng ÊĐê truyền thống 161.4. Bối cảnh tác động đến không gian cư trú của người Ê Đê từ sau 1975đến nay 191.4.1. Chính sách phát triển kinh tế 191.4.2. Chính sách phát triển văn hóa – xã hội 221.4.3. Chuyển dịch cơ cấu dân cư và dân tộc 23Chương 2. Quá trình biến đổi không gian cư trú buôn làng Ê Đê 252.1. Biến đổi về cơ cấu dân cư và dân tộc 252.1.1. Biến đổi cơ cấu dân số và cơ cấu tộc người 252.1.2. Biến đổi cơ cấu tôn giáo 292.2. Biến đổi về loại hình gia đình và kiến trúc nhà ở 322.2.1. Biến đổi về loại hình gia đình 322.2.2. Biến đổi về kiến trúc nhà ở 352.3. Hệ quả của biến đổi không gian cư trú 402.3.1. Những thay đổi trong đời sống gia đình 402.3.2. Những thay đổi về mặt tiếp biến văn hóa 44Chương 3. Xu hướng và vấn đề đặt ra từ quá trình biến đổi không giancư trú buôn làng ÊĐê truyền thống 483.1. Các xu hướng biến đổi 483.1.1. Xu hướng bảo tồn kết hợp hiện đại hóa 483.1.2. Xu hướng giải thể 503.2. Vấn đề đặt ra từ sự biến đổi 523.2.1. Nhu cầu bảo tồn không gian cư trú truyền thống 523.2.2. Sự thay đổi quá nhanh của không gian cư trú truyền thống 543.2.3. Thiếu sự liên kết giữa nhà nước và cộng đồng trong vấn đề bảo tồn563.3. Đề xuất nhằm quy hoạch và bảo tồn 573.3.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của không gian cư trú truyền thống 573.3.2. Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch cộng đồng tại buôn 593.3.3. Một số khuyến nghị về quy hoạch và bảo tồn 62KẾT LUẬN 67TÀI LIỆU THAM KHẢO 70PHỤ LỤC ẢNH 73 MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Không gian cư trú là một trong những thành tố quan trọng có ảnhhưởng rất lớn đến quá trình sinh sống và phát triển của con người. Nó vừa thểhiện được sự thích nghi với tự nhiên của con người, vừa là nơi phản chiếu rõnhất những giá trị văn hóa bởi nó có tính địa điểm rất rõ rệt và đôi khi cónhững nét riêng mà không một vùng nào có. Không gian cư trú của mỗi tộcngười phản ánh những nét văn hóa bản địa khác nhau, cho ta những hiểu biếtvà cảm nhận chân thực về lối sống và con người nơi ấy. Nhắc đến không gian cư trú của các tộc người thiểu số vùng cao, khôngthể không nhắc đến các cộng đồng sinh sống ở vùng Tây Nguyên - mảnh đấtđầy nắng, gió, rượu cần và cồng chiêng. Trong số các tộc người Tây Nguyên,không gian cư trú của người ÊĐê có những nét đặc trưng riêng biệt. Khi đọcTrường ca Đam Săn – một tác phẩm dân ca bất hủ của người ÊĐê, hẳn chúngta sẽ rất nhớ hình ảnh “Mái nhà dài như một tiếng chiêng”. Đúng vậy, ngôinhà sàn dài vừa là yếu tố chính tạo nên nét đặc sắc cho không gian cư trú củangười ÊĐê, vừa là nơi sáng tạo, lưu giữ và trao truyền các giá trị truyền thốngcủa cộng đồng này. Nhìn vào nhà sàn dài, ta có thể thấy rõ được những vấn đề căn bản gópphần duy trì xã hội ÊĐê truyền thống: thế giới quan, cấu trúc và quan hệ thântộc, đời sống gia đình vận hành theo nguyên tắc mẫu hệ, gu nghệ thuật vàthẩm mỹ. Từ năm 1975 đến nay, trong bối cảnh hai miền Nam - Bắc thống nhất,cả nước nói chung và Tây Nguyên nói riêng đi theo con đường công nghiệp,hiện đại hóa, không gian sinh sống của người ÊĐê đã thay đổi mạnh mẽ, đặcbiệt ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: