Danh mục tài liệu

Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động của phương pháp cận tam châm trên người bệnh liệt nửa người sau can thiệp vỡ dị dạng động tĩnh mạch

Số trang: 102      Loại file: docx      Dung lượng: 6.09 MB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Y học "Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động của phương pháp cận tam châm trên người bệnh liệt nửa người sau can thiệp vỡ dị dạng động tĩnh mạch" được nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động của phương pháp cận tam châm kết hợp phương pháp Bobath trên người bệnh liệt nửa người sau can thiệp vỡ dị dạng động tĩnh mạch; Khảo sát một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động của phương pháp cận tam châm trên người bệnh liệt nửa người sau can thiệp vỡ dị dạng động tĩnh mạch BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM ĐỖ HOÀNG LÂN ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNGVẬN ĐỘNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CẬN TAM CHÂM TRÊN NGƯỜI BỆNH LIỆT NỬA NGƯỜI SAU CAN THIỆP VỠ DỊ DẠNG ĐỘNG TĨNH MẠCH LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2024 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM ĐỖ HOÀNG LÂN ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNGVẬN ĐỘNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CẬN TAM CHÂM TRÊN NGƯỜI BỆNH LIỆT NỬA NGƯỜI SAU CAN THIỆP VỠ DỊ DẠNG ĐỘNG TĨNH MẠCH Chuyên ngành: Y học cổ truyền Mã số: 8720115 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Văn Nhường 2. TS. Trần Quang Minh HÀ NỘI - 2024 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu tôi đã nhận được sự hướng dẫncủa các thầy cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp. Vớilòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới : Đảng ủy, ban giám hiệu, các thầy cô Học viện Y dược học cổ truyềnViệt Nam, Phòng đào tạo sau đại học, các phòng ban, bộ môn nhà trường đãtạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Các thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn đã đóng góp cho tôi nhiều ýkiến quý báu để tôi hoàn chỉnh bản luận văn này.Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc này tới: TS. BS CKII Nguyễn Văn Nhường – trưởng khoa Y học cổ truyềnbệnh viện Bạch Mai, thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiệntốt nhất cho tôi trong qua trình làm nghiên cứu. TS. Trần Quang Minh người thầy đã hướng dẫn tận tình, góp ý nhữngđiều quý báu cho bản luận văn được hoàn thành một cách đầy đủ nhất. Các đồng nghiệp trong khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Bạch Mainhững người đã luôn tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập vànghiên cứu. Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những ngườithân trong gia đình đã luôn bên cạnh động viên, là chỗ dựa vững chắc về vậtchất và tinh thần cho tôi trong 2 năm học vừa qua. Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2024 Đỗ Hoàng Lân LỜI CAM ĐOAN Tôi là Đỗ Hoàng Lân, học viên cao học, Học Viện Y Dược học cổ truyềnViệt Nam, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Nhường và TS. Trần Quang Minh 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2024 TÁC GIẢ Đỗ Hoàng Lân DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTALT Alanine Amino TransferaseAST Aspartate Amino TransferaseAVM Brain Arteriovenous MalformationBN Bệnh nhânCLVT Cắt lớp vi tínhD0 Ngày trước điều trịD7 Ngày điều trị thứ 7D14 Ngày điều trị thứ 14D21 Ngày điều trị thứ 21D28 Ngày điều trị thứ 28ĐC Đối chứngDDĐTMN Dị dạng động tĩnh mạch nãoĐM Động mạchMRI Cộng hưởng từNC Nghiên cứuPHCN Phục hồi chức năngTM Tĩnh mạchmRS modified Rankin ScoreFIM Functional Independence MeasureXHN Xuất huyết nãoYHCT Y học cổ truyềnYHHĐ Y học hiện đại MỤC LỤCPHỤ LỤCDANH MỤC BẢNGDANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ Dị dạng động tĩnh mạch não (Brain Arteriovenous Malformation –AVM) là một dạng tổn thương bẩm sinh của hệ thống mạch máu thần kinhtrung ương. Đó là sự tập hợp bất thường của mạch máu trong não, trong đómáu từ các động mạch đổ trực tiếp vào búi mạch bất thường, đến các tĩnhmạch dẫn lưu không thông qua hệ thống mao mạch ở giữa [1]. Dị dạng động tĩnh mạch não (DDĐTMN) là một trong những nguyênnhân thường gặp gây xuất huyết não tự phát. Nguy cơ xuất huyết hàng năm từ2 - 4%, mỗi đợt xuất huyết có 30% nguy cơ tử vong và 25% tàn phế suốt đời.Bên cạnh đó, các triệu chứng do bệnh lí này gây ra như co giật, đau đầu kéodài cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh [2]. Hầu hết các DDĐTMN được cho là một bất thường bẩm sinh. Phần lớncác khối DDĐTMN nằm ở trên lều tiểu não với hình dạng điển hình như mộthình nón với đỉnh hướng về phía não thất. Biểu hiện thường gặp nhất củaDDĐTMN là xuất huyết não và co giật. Bên cạnh đó, các triệu chứng như đauđầu, các dấu hiệu thần kinh khu trú cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sốnghằngngày của người bệnh. Phục hồi chức năng vận động trên người bệnh đột quỵ xuất huyết doDDĐTMN vỡ là rất quan trọng. Bên cạnh thành tựu của YHHĐ trong phụchồi chức năng cho bệnh nhân, YHCT cũng có đóng góp to lớn đặc biệt làchâm cứu. Nhiều phương pháp châm cứu đã được áp dụng như dùng hàochâm, mãng châm, laser châm để châm các huyệt vị toàn cơ thể hoặc 1 sốvùng nhất định như đầu châm, nhĩ châm, diện châm, tỵ châm. Cùng với cácphương pháp và kỹ thuật châm cứu truyền thống đã được áp dụng rộng rãi ởnhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Ấn độ, Nhật Bản, Hàn Quốc thìhiện nay ở Tru ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: