Danh mục

LUẬN VĂN: Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt 19/5 Hà Nội

Số trang: 137      Loại file: pdf      Dung lượng: 990.40 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nền kinh tế thị trường với những qui luật đặc trưng như qui luật cung cầu, cạnh tranh đang ngày càng thể hiện rõ nét trong mọi hoạt động của đời sống kinh tế. Sự cạnh tranh tất yếu sẽ dẫn đến hệ quả là có doanh nghiệp làm ăn phát đạt, thị trường luôn mở rộng. Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất thậm chí phải tuyên bố giải thể, phá sản. Để tồn tại và phát triển sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi doanh nghiệp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt 19/5 Hà Nội LUẬN VĂN:Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt 19/5 Hà Nội Lời mở đầu Nền kinh tế thị trường với những qui luật đặc trưng như qui luật cung cầu, cạnhtranh đang ngày càng thể hiện rõ nét trong mọi hoạt động của đời sống kinh tế. Sự cạnhtranh tất yếu sẽ dẫn đến hệ quả là có doanh nghiệp làm ăn phát đạt, thị trường luôn mởrộng. Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất thậm chí phảituyên bố giải thể, phá sản. Để tồn tại và phát triển sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị tr ường, đòi hỏidoanh nghiệp phải có khả năng nắm bắt được nhu cầu của thị trường cần cái gì. Từ đócăn cứ vào các yếu tố đầu vào để có phương án sản xuất tối ưu. Mặt khác doanh nghiệpcần phải nắm bắt được mức giá mà thị trường chấp nhận với sản phẩm mà doanh nghiệpsản xuất ra và chi phí thực tế để tối đa hoá lợi nhuận. Muốn vậy, doanh nghiệp phải ápdụng nhiều biện pháp trong đó quan trọng hàng đầu không thể thiếu được là quản lý mọihoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệunói riêng. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu th ường chiếm tỷtrọng lớn trong tổng giá thành. Chỉ cần một sự biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệucũng làm ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm, ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề trên, với mong muốn đượcgóp phần hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng và công tác tổ chức hạchtoán kế toán nói chung em đã chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệutại công ty Dệt 19/5 Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Kết cấu của luận văn gồm 3 chương: Chương I : Lý luận chung về công tác kế toán nguyên vật liệu trong cácdoanh nghiệp sản xuất. Chương II : Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt 19/5Hà Nội. Chương III : Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt19/5 Hà Nội. Trong quá trình nghiên cứu đề tài em đã áp dụng phương pháp so sánh và phươngpháp phân tích, tổng hợp dựa trên những cơ sở lý luận về hạch toán chi phí nguyên vậtliệu và tình hình hạch toán thực tế tại công ty dệt 19/5 Hà Nôi. Từ đó, em mạnh dạn đưara những đánh giá, đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nguyên vật liệutại Công ty. Chương I: Lý luận chung về công tác kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất.1.1. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu trong các doanhnghiệp sản xuất.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu thuộc loại hàng tồn kho của doanh nghiệp và là những đối tượnglao động được thể hiện dưới dạng vật hoá. Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳsản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị nguyên vật liệu được chuyển hết mộtlần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Nguyên vật liệu có các đặc điểm sau: Thứ nhất, về mặt vốn: nguyên vật liệu là thành phần quan trọng của vốn l ưu động,đặc biệt là vốn dự trữ của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, doanhnghiệp cần phải tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động và điều đó không thể tách rờiviệc dự trữ, sử dụng nguyên vật liệu một cách hiệu quả và hợp lý. Thứ hai, về mặt giá trị: khác với tư liệu lao động, khi tham gia vào quá trình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, nguyên vật liệu bị tiêu hao toàn bộ, không giữnguyên hình thái vật chất ban đầu và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí sản xuấtvà giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Bên cạnh đó vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh cũngrất quan trọng: Đối với doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm một tỷtrọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và trong giá thành sản phẩm. Chính vì vậy cả sốlượng và chất lượng của sản phẩm đều bị chi phối bởi số nguyên vật liệu tạo ra nó.Nguyên vật liệu có đảm bảo chất lượng cao, đúng qui cách, chủng loại thì chi phí vềnguyên vật liệu mới được hạ thấp, từ đó tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, giáthành sản phẩm hạ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Xuất phát từ đặc điểm, vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình SXKD đòi hỏicác doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu ở tất cả các khâu từ thu mua,bảo quản, dự trữ cho đến khi xuất dùng nguyên vật liệu để tránh lãng phí, giảm mức tiêuhao nguyên vật liệu. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sửdụng vốn, tăng tốc độ lưu chuyển vốn lưu động, hạ giá thành sản phẩm. Trong mộtchừng mực nhất định, giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu nhằm tiết kiệm tối đa chi phínguyên vật liệu trong sản xuất còn là cơ sở tăng thêm sản phẩm xã hội.1.1.2. Yêu cầu trong quản lý nguyên vật liệu. Quản lý nguyên vật liệu là yếu tố khách quan của mọi nền sản xuất xã hội. Tuynhiên do trình độ sản xuất khác nhau trên phạm vi, mức độ và phương pháp quản lýcũng khác nhau. Xã hội ngày càng phát triển thì các phương pháp quản lý cũng phảiphát triển và hoàn thiện hơn. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp sảnxuất là làm thế nào để thu được nhiều lợi nhuận mà vẫn giữ vững và nâng cao chấtlượng sản phẩm. Điều này đòi doanh nghiệp phải tăng cường công tác quản lý nguyênvật liệu trong tất cả các khâu nhằm sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu để cùngmột khối lượng nguyên vật liệu có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm nhất, giá thành hạ màvẫn đảm bảo chất lượng. Để làm được điều đó doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽnguyên vật liệu trên các khía cạnh sau:  Khâu thu mua: Nguyên vật liệu phải được quản lý về khối lượng, quy cách,chủng loại, giá mua và chi phí thu mua. Đồng thời phải quản lý việc lập kế hoạch, muatheo đúng tiến độ, thời gian phù hợp với kế hoạch s ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: