
LUẬN VĂN: Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn - Trung tâm đào tạo nguồn lực cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh miền núi, biên giới vùng Đông Bắc Tổ quốc
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn - Trung tâm đào tạo nguồn lực cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh miền núi, biên giới vùng Đông Bắc Tổ quốc LUẬN VĂN:Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn - Trung tâm đào tạo nguồn lực cho sự nghiệp giáo dụccủa tỉnh miền núi, biên giới vùng Đông Bắc Tổ quốc I. Tình hình phát triển văn hóa - giáo dục ở tỉnh Lạng Sơn Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía đông Bắc của Tổ quốcViệt Nam. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 8.187,25 km2 và dân số hiện nay là754.133 người, trong đó có hơn 57 vạn người sống ở vùng nông thôn, chiếm 76%, dântộc ít người chiếm 84,74% tổng số dân của tỉnh. Bên cạnh dân tộc Kinh (chiếm 15,26%)là các dân tộc thiểu số như Nùng (43,86%), Tày (35,92%), Dao (3,54%) số còn lại làcác dân tộc Hoa, Sán Chay, H Mông và một số dân tộc khác như Thái, Mường, Ê Đê,Sán Dìu... với số lượng rất ít ỏi. Mỗi một dân tộc có những sắc thái riêng trong phongtục tập quán cũng như trong đời sống văn hóa tinh thần. Từ đó đã tạo nên một nền vănhóa phong phú, đa dạng ở miền đất biên ải này. Lạng Sơn là tỉnh có mật độ dân số trung bình tương đối thấp 86 người/km2, cảtỉnh gồm có 10 huyện và 1 thị xã (nay là thành phố trực thuộc tỉnh) trong đó có 226 xã,phường, thị trấn, có 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới. Trong những năm gần đây, do thực hiện đường lối đổi mới của Đảng tỉnh LạngSơn đã có nhiều đổi thay. Đặc biệt từ năm 1991 khi quan hệ Việt - Trung bình thườnghóa trở lại và mậu dịch biên giới chính thức được mở cửa thông thương... đã tạo điềukiện cho nền kinh tế của tỉnh từng bước khởi sắc. Cũng từ đây đời sống của người dântừng bước được cải thiện, trình độ dân trí được nâng dần lên. Cuộc sống đồng bào dầnđược ổn định đã tác động đến quá trình phát triển của sự nghiệp giáo dục - đào tạo từchỗ non nớt, thấp kém lên tầm cao hơn, chất lượng hơn. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, cùng với những khó khăn chung của cảnước, ngành giáo dục của tỉnh Lạng Sơn sa sút nghiêm trọng. Thầy, cô giáo bỏ nghề làhiện tượng phổ biến trong các cấp học, ngành học. Số học sinh l ưu ban, bỏ học chiếm tỷlệ cao. Sở dĩ có tình trạng này là do nhiều nguyên nhân nhưng yếu tố cơ bản là nền kinhtế còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí thấp, đặc biệt sự quantâm chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền còn nhiều hạn chế. Từ năm 1991 Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Lạng Sơn thực hiện Nghị quyếtĐại hội lần thứ XI của tỉnh. Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết của Đại hội Đảng toànquốc lần thứ VII và Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảngkhóa VII Về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn đã vậndụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của địa phương với những chủ trương, biện pháp tíchcực nhằm tiếp tục đưa sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh phát triển theo hướng đổimới. Trên thực tế, từ năm 1991 đến nay tỉnh Lạng Sơn đã củng cố và phát triển đượcmột hệ thống giáo dục - đào tạo hoàn chỉnh từ giáo dục mầm non đến phổ thông trunghọc, từ giáo dục từ xa đến trung học chuyên nghiệp, hướng nghiệp dạy nghề. Cáctrường tiểu học, bán trú, phổ thông dân tộc nội trú, các loại hình trường công lập, dânlập và tư thục... đều được kiện toàn. Ngành giáo dục của tỉnh đã từng bước ổn định vàphát triển cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả đào tạo ở các ngành học, cấp học. Nămhọc 2003-2004 cả tỉnh có 464 trường, tăng 31 trường so với năm học trước, thêm 8trường tiểu học và tăng 13 trường THCS, 10 trung tâm học tập cộng đồng ở các xã đượcthành lập, số trường mầm non cũng được mở mang thêm. Số lượng học sinh tiếp tục tăng ở các cấp học (trừ học sinh tiểu học). Số cháuđến nhà trẻ tăng 12%, học sinh mẫu giáo tăng 63,7% học sinh tiểu học giảm với tỷ lệ8,5%, học sinh THCS tăng 1,63% THPT tăng 16,39%, học viên các trung tâm GDTXtăng 16,9%. Chất lượng giáo dục cũng được nâng cao ở các cấp học, ngành học. ở bậc tiểu học: Số học sinh lên lớp thẳng đạt tỷ lệ 98,1%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đúng độ tuổi65,2%, hiệu quả đào tạo đạt tỷ lệ 82,2%. ở bậc THCS và THPT: chất lượng đại trà được ổn định, chất lượng mũi nhọnđược nâng lên qua các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia. Tỷ lệ tốt nghiệpTHCS đạt 97,79%, THPT đạt 85,79%. Các mặt giáo dục khác như hướng nghiệp, giáodục thể chất, các hoạt động tuyên truyền đều đạt được kết quả tốt. Có được những kết quả trên chính là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộtỉnh cùng với sự cố gắng của ngành giáo dục - đào tạo. Đồng thời trường Trung học Sưphạm - nay là CĐSP Lạng Sơn - đã sớm trở thành nơi đào tạo, cung cấp phần lớn nguồnnhân lực đảm nhiệm công tác giáo dục - đào tạo của tỉnh nhà. II. Quá trình xây dựng và trưởng thành của trường CĐSP Lạng Sơn 1. Quá trình thành lập Sau khi hòa bình lập lại (1954), được sự quan tâm của Bộ quốc gia giáo dục vàTỉnh ủy, ủy ban hành chính tỉnh nên nền giáo dục ở Lạng Sơn từng bước được tạo lậpvà phát triển. Đặc biệt vấn đề đội ngũ giáo viên được chú ý trước nhất vì lúc đó giáoviên của tất cả các cấp học đều thiếu trầm trọng, nhiều giáo viên phải dạy vượt cấp. Đểđáp ứng nhu cầu cấp thiết lúc bấy giờ, tỉnh Lạng Sơn đã chủ động phối hợp cùng cáctỉnh Cao Bằng, Hải Ninh mở các lớp Sư phạm cấp tốc để đào tạo giáo viên dạy lớp 1, 2.Nhờ sự liên kết này đã giải quyết được phần lớn tình trạng thiếu giáo viên của tỉnh. Để tiếp tục đẩy mạnh công tác xóa mù chữ, phong trào bình dân học vụ và bổtúc văn hóa, vào năm học 1959-1960 tỉnh đã thành lập trường Sư phạm sơ cấp để đàotạo giáo viên cấp I. Đến năm học 1961-1962 trường Sư phạm Trung cấp cũng đượcthành lập nhằm đào tạo đội ngũ giáo viên cấp II cho tỉnh. Từ năm 1965 trở đi, mặc dù Lạng Sơn cùng toàn thể miền Bắc tiến hành chốngchiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ nhưng giáo dục của tỉnh vẫn tiếp tục được pháttriển. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
đào tạo nguồn lực sự nghiệp giáo dục tỉnh miền núi vùng đông bắc cao học xã hội luận văn cao học luận văn xã hội luận vănTài liệu có liên quan:
-
Xuất khẩu lao động ở Nghệ An và những vấn đề đặt ra
4 trang 568 0 0 -
Thảo luận đề tài: Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu
98 trang 339 0 0 -
LUẬN VĂN: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP HỌC TÍCH CỰC VÀ ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN LỌC THƯ RÁC
65 trang 260 0 0 -
79 trang 250 0 0
-
Luận văn: Thiết kế xây dựng bộ đếm xung, ứng dụng đo tốc độ động cơ trong hệ thống truyền động điện
63 trang 240 0 0 -
Báo cáo thực tập nhà máy đường Bến Tre
68 trang 234 0 0 -
Tiểu luận: Phân tích chiến lược của Công ty Sữa Vinamilk
25 trang 232 0 0 -
BÀI THUYẾT TRÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN
11 trang 226 0 0 -
Đồ án: Kỹ thuật xử lý ảnh sử dụng biến đổi Wavelet
41 trang 226 0 0 -
Luận văn đề tài : Thiết kế phần điện áp một chiều cho bộ UPS, công suất 4KVA, điện áp ra 110KV
89 trang 222 0 0 -
Luận văn: Thiết kế, xây dựng hệ thống phun sương làm mát tự động
68 trang 216 0 0 -
Luận văn: Nghiên cứu văn hóa Ấn Độ
74 trang 210 0 0 -
Báo cáo bài tập môn học : phân tích thiết kế hệ thống
27 trang 210 0 0 -
Luận văn: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PLC TRONG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LA HIÊN THÁI NGUYÊN
71 trang 208 0 0 -
43 trang 196 0 0
-
Báo Cáo môn Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống
32 trang 187 0 0 -
BÁO CÁO KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
33 trang 186 0 0 -
Luận văn: Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm nước xả vải mới
30 trang 184 0 0 -
65 trang 182 0 0
-
LUẬN VĂN: Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất
29 trang 172 0 0