Danh mục tài liệu

LUẬN VĂN: Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ở Việt Nam

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 304.93 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thời kỳ Pháp thuộc (1858 - 1945), Việt Nam được xếp là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển thấp kém nhất trên thế giới, đó là một nền kinh tế què quặt, lạc hậu, sản xuất nhỏ, lẻ, và nông nghiệp là chủ yếu. Nhưng ở thời kỳ này, với sự xuất hiện của các nhà tư bản Pháp, các Công ty của Pháp, cùng với sự giao lưu hàng hoá giữa nước Việt Nam thuộc địa với các nước khác thì nền kinh tế Việt Nam cũng đã được coi là một nền...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ở Việt Nam LUẬN VĂN: Vai trò kinh tế của Nhà nướctrong nền kinh tế thị trường có sựquản lý của Nhà nước ở Việt Nam Phần I Giới thiệu Thời kỳ Pháp thuộc (1858 - 1945), Việt Nam được xếp là một trong nhữngquốc gia có nền kinh tế phát triển thấp kém nhất trên thế giới, đó là một nền kinhtế què quặt, lạc hậu, sản xuất nhỏ, lẻ, và nông nghiệp là chủ yếu. Nhưng ở thời kỳnày, với sự xuất hiện của các nhà tư bản Pháp, các Công ty của Pháp, cùng với sựgiao lưu hàng hoá giữa nước Việt Nam thuộc địa với các nước khác thì nền kinhtế Việt Nam cũng đã được coi là một nền kinh tế hàng hoá ở dạng sơ khai. Cách mạng Tháng 8 (8/1945) thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủcộng hoà ra đời, nhưng không giống các quốc gia khác chúng ta không có điềukiện để khôi phục và xây dựng kinh tế mà gần như ngay lập tức chúng ta lại phảichịu đựng cảnh chiến tranh. Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Phápxâm lược (1946 - 1954) nền kinh tế của chúng ta không thể phát triển một cáchtoàn diện, mà đó chỉ là một nền kinh tế khép kín, tự cung, tự cấp, lấy sản xuấtnông nghiệp và thủ công nghiệp là chính với mục đích trước tiên là phục vụkháng chiến. Hiệp định Giơ nevơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương đượcký kết, nhưng tưởng chúng ta được sống trong hoà bình để phát triển kinh tế,nhưng không chúng ta lại phải trải qua một cuộc chiến tranh dài 20 năm (1955-1975) đất nước bị chia cắt làm hai miền Bắc, Nam với hai chế độ chính trị, haimô hình kinh tế khác nhau. Miền Bắc đi lên xã hội chủ nghĩa với mô hình kinh tếquản lý tập trung bao cấp bao cấp giống các nước xã hội chủ nghĩa khác, miềnNam đi theo mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Tuy vậy trong điều kiệnbị chi phối bởi qui luật của chiến tranh hai mô hình này cũng không mang đầy đủđặc trưng và ý nghĩa của nó. ở miền Bắc chúng ta không thể tập trung toàn bộ sứclực cho phát triển kinh tế mà chúng ta phải chi viện lớn về người và của cho miềnNam, hơn nữa miền Bắc cũng phải chịu sự tấn công bằng hải quân và không quânMỹ, trong điều kiện khó khăn đó quá trình thực hiện mục tiêu kinh tế nhiều khikhông được thực hiện đẩy đủ và đúng đắn. Còn ở miền Nam thì đây cũng chưathực sự là một nền kinh tế thị trường phát triển vì sức sản xuất trong nước còn rấtyếu, thực chất miền Nam chỉ là thị trường tiêu thụ hàng hoá của Mỹ và các nướcta bản khác. Sau chiến thắng (1975), nước nhà thống nhất cả nước bắt tay vào xây dựngmột nèn kinh tế xã hội chủ nghĩa thống nhất trên cả nước. Cũng chính trong thờikỳ này mô hình kinh tế tập trung bao cấp bắt đầu bộc lộ khiếm khuyết của nókhông chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các nước xã hội chủ nghĩa khác. Tuy rằng môhình này có thể tập trung được sức người, sức của cho mục đích phát triển trongmột giai đoạn nhất định nhưng vì nó không đề cao tới lợi ích cá nhân cho nênsau một thời kỳ dài phát triển điều này đã làm triệt tiêu động lực của mỗi cánhân, tính ích kỷ của mỗi cá nhân bắt đầu trổi dậy. Hơn nữa, trong nền kinh tế kếhoạch hoá tập trung cao độ những qui luật của kinh tế như qui luật cung cầu, quiluật giá trị, qui luật phân phối bị biến dạng đi, nền kinh tế hàng hoá chỉ tồn tạitrên danh nghĩa, lưu thông hàng hoá bị đình trệ. Chính vì những lý do này mà saugiai đoạn phát triển rực rỡ (những năm 60 của thế kỷ 20) thì tới những năm cuốicủa thập kỷ 70 ở những nước xã hội chủ nghĩa đã có những dấu hiệu chững lại vàđồng thời những tư tưởng về cải cách bắt đầu xuất hiện. Sự xuất hiện những tưtưởng về cải cách là tất yếu vì trong một nền kinh tế hàng hoá phát triển cao nhưvậy trên thế giới nếu vẫn giữ nguyên mô hình cũ thì các nước xã hội chủ nghĩa sẽbị bỏ xa trên con đường phát triển và quốc gia đi tiên phong trong vấn đề cải cáchlà Trung Quốc. Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận biết được xu hướng phát triểnnày và những tư tưởng về cải cách kinh tế đã được đề cấp tới từ Đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ V (3/1982) và được chính thức quyết định đưa vào thực tiễn tạiđại hội VI (12/1986), trong các kỳ đại hội VII, VIII tiếp theo vấn đề cải cách tiếptục được bổ sung và hoàn thiện. Như vậy việc chuyển đổi nền kinh tế nước ta từmô hình kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường là một bước đi đúngđắn, phản ánh đúng qui luật khách quan và xu thế của thời đại. Chúng ta khẳng định rằng chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lýcủa Nhà nước là một tất yếu, nhưng sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tếở mức độ nào, thông qua những công cụ gì là một vấn đề không dễ giải quyết.Trong lịch sử nhân loại có những thời kỳ Nhà nước hầu như không can thiệp vàonền kinh tế - thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, hoặc can thiệp rất sâu vàonền kinh tế như trong mô hình kinh tế tập trung ở các nước xã hội chủ nghĩa hayở các nước tư bản chủ nghĩa sau khủng hoảng 1929 - 1933 theo lý thuyết Keynesnhưng những thành công do chúng mang lại chỉ mang tính lịch sử, nó không làmột mô hình cho sự phát triển bền vững và tới nay các nhà kinh tế thống nhất vớinhau rằng cần thiết có sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế trong một cơchế thị trường đầy năng động. Nền kinh tế luôn vận động và phát triển trong mỗi thời kỳ nó lại có mọt sótính chất đặc trưng đòi hỏi sự can thiệp của Nhà nước ở mức độ phù hợp, chínhvì vậy khi Việt Nam chúng ta khi chuyển sang nền kinh tế mới thì vai trò của Nhànước là quan trọng và việc nghiên cứu vấn đề quản lý Nhà nước đối với nền kinhtế là vấn đề quan trọng ở nước ta hiện nay. Phần II Nội dung 1. Nhà nước và chức năng kinh tế của Nhà nước 1.1. Nhà nước. Nhà nước không xuất hiện cùng với con người mà chỉ khi xã hội loài ngườiphát triển tới một mức độ nhất định thì Nhà nước mới ra đời. Trong suốt thời kỳcộng sản nguyên thuỷ k ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: