Danh mục tài liệu

LUẬN VĂN: Vấn đề phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay

Số trang: 111      Loại file: pdf      Dung lượng: 798.39 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong tiến trình CNH, HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Đảng ta chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế cùng phát triển nhất là các DNNQD. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định kinh tế ngoài quốc doanh là bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, đồng thời là chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Vấn đề phát huy vai trò của Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay LUẬN VĂN:Vấn đề phát huy vai trũ của Công đoàn Việt Namtrong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình CNH, HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Đảng tachủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, tạo điều kiện để các thànhphần kinh tế cùng phát triển nhất là các DNNQD. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng địnhkinh tế ngoài quốc doanh là bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, đồng thời làchiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN. Tình hình phát triển kinh tế nhiều thành phần trong những năm qua cho thấy, khu vựckinh tế ngoài quốc doanh ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, chiếm tỷtrọng ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế góp phần tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước. Sự phát triển nhanh của các DNNQD trong thời gian qua đãmang lại hiệu quả to lớn. Đặc biệt là huy động được nguồn lực cho đầu tư phát triển đấtnước, tiếp thu khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại tiên tiến, xây dựng kết cấu hạ tầng,tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước, có ý nghĩa then chốt trong giải quyết các vấn đề xãhội, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, đào tạo phát triển đồng đều giữa các vùng trong cảnước. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã tác động sâu sắc làm chuyển dịch cơ cấugiai cấp công nhân nước ta bởi tính sở hữu hợp pháp của các thành phần kinh tế. Cơ cấu,chất lượng đội ngũ công nhân lao động ở nước ta ngày càng phát triển phong phú, đa dạngvà thay đổi nhanh chóng. Bên cạnh sự thay đổi mang tính tích cực đã có nhiều những bấtcập xảy ra: về việc làm, đời sống, công bằng xã hội, quan hệ chủ thợ v.v.... Nhiều chủdoanh nghiệp trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã không chấp hành, không làmđúng các quy định của pháp luật lao động, vi phạm quyền lợi của người lao động như việclàm, tiền lương, giao kết hợp đồng lao động, BHLĐ, ký kết TƯLĐTT, điều kiện làm việccho người lao động. Vì vậy đã phát sinh nhiều mâu thuẫn trong quan hệ lao động, tìnhtrạng tranh chấp lao động và đình công của công nhân lao động trong các doanh nghiệpngày càng ra tăng và có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là trong các doanh nghiệp khu vựcngoài quốc doanh. Đi đôi với chính sách mở cửa hội nhập với nền kinh tế quốc tế là công cuộc cải cáchhành chính của Đảng và Nhà nước ta nhằm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đanxen cùng phát triển; chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà n ước, tạo thế chủ độngcho các doanh nghiệp phát triển. Trong quá trình sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhànước một bộ phận công nhân lao động nghỉ chế độ chính sách hoặc chuyển sang cácthành phần kinh tế khác trong các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty trách nhiệmhữu hạn, công ty cổ phần, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do đó số côngnhân lao động trong doanh nghiệp Nhà nước giảm. Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân vàngười lao động, với chức năng bảo vệ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.Trước sự phát triển mạnh mẽ của các DNNQD, việc thành lập công đoàn cơ sở ở cácdoanh nghiệp này để bảo vệ lợi ích cho người lao động là một nhiệm vụ trọng tâm của tổchức Công đoàn, nhằm tập hợp đông đảo giai cấp công nhân nâng cao nhận thức chocông nhân lao động về đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, bảo vệlợi ích người lao động, đồng thời xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà ổn định nhằmphát triển sản xuất kinh doanh tiến tới công bằng, dân chủ văn minh. Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn mới của tổ chức Công đoànlà phải đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động, nhanh chóng mở rộng phạm vi, đốitượng tập hợp đông đảo công nhân lao động trong các thành phần kinh tế vào tổ chứcCông đoàn. Đây là yêu cầu khách quan của tổ chức công đoàn và hoàn toàn phù hợp vớichủ trương đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Xuất phát từ những điều nói trên, tác giả chọn đề tài: “Vấn đề phát huy vai trũ củaCụng đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động ở các doanh nghiệpngoài quốc doanh hiện nay” làm đề tài nghiên cứu và hy vọng góp phần vào việc nghiêncứu và đề ra những giải pháp để xây dựng và nâng cao vai trò của Công đoàn trong cácDNNQD. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Từ những năm 80 của thế kỷ XX cho đến nay, trước sự chuyển biến của nền kinh tế thếgiới, trước tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, cơ sở xã hội - chính trị của tổ chức côngđoàn đã có những biến đổi quan trọng. Nhiều nhà lý luận công đoàn trong nước và nướcngoài đã viết những tác phẩm về chủ đề công đoàn và các giải pháp của nó nhằm tập hợpngày càng đông ...