Danh mục tài liệu

LUẬN VĂN: Vận dụng lý luận địa tô chênh lệch II của C.Mác vào việc thâm canh cây trồng ở Phú Yên

Số trang: 86      Loại file: pdf      Dung lượng: 717.49 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, trong điều kiện một nước có tới 76 % dân số sống ở nông thôn và trên 70 % lao động làm nông nghiệp và tiến đến năm 2010 giảm lao động trong nông nghiệp xuống còn dưới 50% trong tổng lao động xã hội, thì việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một nội dung cốt lõi trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Vận dụng lý luận địa tô chênh lệch II của C.Mác vào việc thâm canh cây trồng ở Phú Yên LUẬN VĂN:Vận dụng lý luận địa tô chênh lệch II của C.Mác vào việc thâm canh cây trồng ở Phú Yên MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh”, trong điều kiện một nước có tới 76 % dân số sống ở nông thôn và trên 70 %lao động làm nông nghiệp và tiến đến năm 2010 giảm lao động trong nông nghiệpxuống còn dưới 50% trong tổng lao động xã hội, thì việc đẩy mạnh chuyển dịch cơcấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một nội dungcốt lõi trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta hiện nay. Nền nôngnghiệp nước ta sản xuất còn lạc hậu, mang nặng tính tự cấp, tự túc, quy mô sản xuấtnhỏ, năng suất lao động thấp, bình quân đất nông nghiệp trên lao động thuộc loạithấp trên thế giới. Do vậy, việc thâm canh tăng năng suất cây trồng là một biện phápvừa cơ bản vừa cấp bách để nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đấtnông nghiệp, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh hàng nông sản trên thị trường thếgiới, từng bước cải thiện đời sống nông dân và phát triển kinh tế nông thôn. Phú Yên là tỉnh Duyên hải nam Trung bộ vừa có đồng bằng vừa có vùng núivà vùng biển, cơ cấu kinh tế đa dạng. Song, nhìn chung nông nghiệp vẫn là ngànhchính của tỉnh, dân số chủ yếu sống ở nông thôn và làm nông nghiệp. Trong nhữngnăm qua, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã làm cho nông nghiệpcủa tỉnh có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, đến nay việc đề ra những cơchế, chính sách để thúc đẩy thâm canh cây trồng còn nhiều hạn chế nên năng suấtcây trồng còn thấp, công tác quy hoạch, phân vùng để phát triển trồng trọt còn nhiềubất cập, chưa được cụ thể hoá, số diện tích chuyên canh cây trồng còn ít về diện tíchcòn nhỏ về qui mô, việc áp dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ còn gặp nhiềukhó khăn, thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra hàng nông sản chưa thật sự ổnđịnh và chứa đựng nhiều nhân tố rủi ro, vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích đấtnông nghiệp còn thấp, đầu tư chưa cân xứng với tiềm năng đất nông nghiệp, nênnăng suất một số loại cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh chưa cao. Nghiên cứu lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa của Mác nói chung và địa tô chênhlệch II nói riêng, sẽ cung cấp cho chúng ta những cơ sở lý luận đặc biệt quan trọng,trên cơ sở đó đề ra những chủ trương, chính sách đúng đắn, lãnh đạo, chỉ đạo trongthực tiễn phát triển cây trồng, nâng cao năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu kinhtế nông nghiệp của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước cảithiện đời sống nông dân và xây dựng nông thôn mới là vấn đề rất cấp thiết. Với những lý do trên, qua quá trình nghiên cứu địa tô chênh lệch II của Máctôi chọn đề tài: Vận dụng lý luận địa tô chênh lệch II của C.Mác vào việc thâmcanh cây trồng ở Phú Yên để làm luận văn thạc sĩ là một việc làm có ý nghĩa thiếtthực cả về lý luận và thực tiễn ở Phú Yên hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Việc nâng cao năng suất cây trồng trong lĩnh vực nông nghiệp, đã được Đảngvà Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, điều này được thể hiện trong Văn kiện các kỳ Đạihội Đảng toàn quốc và đã được nhiều ngành chuyên môn, các nhà khoa học quantâm nghiên cứu như: PGS. TS Nguyễn Đình Kháng và TS.Vũ Văn Phúc: Một số vấn đề lý luận củaMác và Lênin về địa tô, ruộng đất; Lê Đình Thắng: Vấn đề ruộng đất trong nôngnghiệp - Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 2/ 1998; NguyễnĐiền: Sở hữu và sử dụng ruộng đất ở nước ta, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 2/2000; Lê Thế Tiến: Trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi ruộng đất trong nôngnghiệp, Tạp chí Địa chính, số 5 + 6/1997; Nguyễn Quốc Thái: Một số vấn đề vềchính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 320tháng 1/ 2005; TS. Lê Xuân Bá và KS Lưu Đức Khải: Tổ chức lại việc sử dụngruộng đất nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá, Tạp chí Kinh tế và dự báosố 338, tháng 6/ 2001; TS. Phạm Thị Khanh: Đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệpbền vững ở Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị số 11/ 2005; Lê Minh Tuynh, Giaoquyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hoáở Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế năm 2002; TS Nguyễn Thế Tràm:Quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở Tây Nguyên, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiêncứu đề tài khoa học cấp bộ (1999 – 2000); Trịnh Thị Nga, Chuyển dịch cơ cấu kinhtế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Phú Yên, Luận văn thạcsĩ kinh tế năm 1999 và nhiều công trình nghiên cứu khác. Mặc dù nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng các tác giả đã thấyđược vị trí tầm quan trọng của kinh tế nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọtnói riêng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng ...