Danh mục tài liệu

LUẬN VĂN: Vận dụng lý luận Mác - Lênin về sở hữu tư liệu sản xuất ở nước ta

Số trang: 107      Loại file: pdf      Dung lượng: 865.99 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sở hữu tư liệu sản xuất là một nhân tố cơ bản cấu thành hệ thống quan hệ sản xuất trong từng chế độ kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, một trong những nội dung cơ bản cần phải giải quyết là phải tiến hành cải tạo các quan hệ sản xuất mà điểm xuất phát là cải biến quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sang quan hệ sở hữu công cộng để đáp ứng yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất. Ở nước...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Vận dụng lý luận Mác - Lênin về sở hữu tư liệu sản xuất ở nước ta LUẬN VĂN:Vận dụng lý luận Mác - Lênin về sở hữu tư liệu sản xuất ở nước ta MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sở hữu tư liệu sản xuất là một nhân tố cơ bản cấu thành hệ thống quan hệ sảnxuất trong từng chế độ kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,một trong những nội dung cơ bản cần phải giải quyết là phải tiến hành cải tạo cácquan hệ sản xuất mà điểm xuất phát là cải biến quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệusản xuất sang quan hệ sở hữu công cộng để đáp ứng yêu cầu phát triển lực lượngsản xuất. Ở nước ta, trước thời kỳ đổi mới, quá trình chuyển sở hữu tư nhân sang sởhữu nhà nước được thực hiện thông qua quốc hữu hoá các tư liệu sản xuất của giaicấp tư sản dưới hai hình thức không bồi thường và có bồi thường; chuyển sở hữu tưnhân của những người sản xuất nhỏ sang sở hữu tập thể thông qua phong trào hợptác hoá để tập thể hoá tư liệu sản xuất. Việc làm đó đããđưa quan hệ sở hữu tư liệusản xuất vượt quá xa so với khả năng quản l› và trình độ phát triển lực lượng sảnxuất. Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới, trướchết là đổi mới tư duy kinh tế, thực hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữu, phát triểnkinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lýcủa nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và văn kiện các kỳ Đại hội Đảng từ Đạihội VII đến nay đều khẳng định thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tếnhiều thành phần. Trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể phải ngày cảng trởthành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Điều đó có nghĩa là song song với pháttriển kinh tế tư nhân phải từng bước chuyển sở hữu tư nhân sang sở hữu công cộngvề tư liệu sản xuất. Thực hiện chủ trương đó, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về kinh tế thị trườngở nước ta nói chung và sở hữu tư liệu sản xuất nói riêng đã được triển khai mạnh mẽ.Tuy vậy, đến nay trên một số lĩnh vực việc nghiên cứu lý luận vẫn chưa đáp ứng đượcyêu cầu của thực tiễn trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa ở nước ta. Chẳng hạn, kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước đã đượcnhiều công trình nghiên cứu, nhưng vấn đề chuyển từ sở hữu tư nhân sang sở hữu côngcộng còn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ; quá trình cổ phần hóa doanh nghiệpnhà nước chuyển sở hữu thuần túy của nhà nước sang sở hữu của các cổ đông đã làmcho nhiều người lầm tưởng đó là quá trình tư nhân hóa tư liệu sản xuất. Trong khi đó,trên thực tế quá trình cổ phần hóa đang được đẩy mạnh, quá trình chuyển sở hữu tư nhânsang sở hữu công cộng đã và đang diễn ra thường xuyên và phổ biến dưới nhiều hìnhthức khác nhau. Thực trạng đó phải được lý giải về mặt lý luận để làm cơ sở cho việc chỉđạo hoạt động thực tiễn chuyển sở hữu tư nhân sang sở hữu công cộng trong quá trìnhphát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đó là lý do để tác giảlựa chọn “Vận dụng lý luận Mác - Lênin về sở hữu tư liệu sản xuất ở nước ta” làm đềtài luận văn tốt nghiệp sau quá trình học tập hệ cao học chuyên ngành Kinh tế chính trịtại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thựctiễn cấp thiết ở nước ta hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Ở Việt Nam, trong hơn hai thập niên vừa qua, liên quan đến vấn đề sở hữu tưliệu sản xuất đã có nhiều công trình nghiên cứu, cụ thể là: - Luận văn thạc sĩ triết học của Vũ Hồng Sơn với đề tài: Đa dạng hoá sở hữuở nước ta hiện nay, xu hướng và vận dụng. Bảo vệ năm 1993, tại Học viện Chính trịquốc gia Hồ Chí Minh. - Luận án phó tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Đình Kháng với đề tài: Sở hữu tưliệu sản xuất trong nền kinh tế nhiều thành phần. Bảo vệ năm 1993 tại Học việnChính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Luận án phó tiến sĩ kinh tế của Đỗ Trọng Bá với đề tài: Vấn về sở hữutrong thời kỳ quá độ ở Việt Nam. Bảo vệ năm 1994, tại Học viện Chính trị quốc giaHồ Chí Minh. - Luận án phó tiến sĩ triết học của Lương Minh Cừ với đề tài: Quan niệm củaC.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về vấn đề sở hữu trong chủ nghĩa xã hội. Bảo vệnăm 1996 tại Viện Triết học. Năm 1998, Viện Thông tin khoa học xã hội xuất bản cuốn Vai trò của nhànước trong nền kinh tế trị trường, cũng năm này Nxb Chính trị quốc gia xuất bảncuốn Xu hướng biến động của nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam doPGS.PTS Nguyễn Tĩnh Gia chủ biên. Tác phẩm Những nhận thức kinh tế chính trị trong giai đoạn đổi mới ở ViệtNam của hai tác giả PGS.PTS Nguyễn Đình Kháng và PTS Vũ Văn Phúc xuất bảnnăm 1999. Năm 2004, Nxb Chính trị quốc gia xuất bản cuốn Một số vấn đề về sở hữu ởnước ta hiện nay do GS.TS Nguyễn Văn Thạo và TS Nguyễn Hữu Đạt đồng chủbiên. Cùng năm này, Nx ...