Danh mục

LUẬN VĂN: Vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình thực trạng và giải pháp khắc phục

Số trang: 116      Loại file: pdf      Dung lượng: 843.58 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất chính không thể thay thế được của một số ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp, là một bộ phận không thể tách rời lãnh thổ quốc gia, gắn liền với chủ quyền quốc gia, là nơi trên đó, con người xây dựng nhà cửa, các công trình kiến trúc…; là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa; là nơi phân bổ các vùng kinh tế, các khu dân cư; là thành quả cách mạng của cả dân tộc; là cơ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình thực trạng và giải pháp khắc phục LUẬN VĂN:Vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình - thực trạng và giải pháp khắc phục Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất chính khôngthể thay thế được của một số ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp, là một bộphận không thể tách rời lãnh thổ quốc gia, gắn liền với chủ quyền quốc gia, là nơi trênđó, con người xây dựng nhà cửa, các công trình kiến trúc…; là nơi diễn ra các hoạt độngvăn hóa; là nơi phân bổ các vùng kinh tế, các khu dân cư; là thành quả cách mạng của cảdân tộc; là cơ sở để phát triển hệ sinh thái, tạo nên môi trường, duy trì sự sống của conngười và sinh vật. C.Mác đã khái quát vai trò kinh tế của đất đai: Đất là mẹ, sức laođộng là cha, sản sinh ra mọi của cải vật chất [24, tr. 189]. Đất đai có vai trò quan trọng như vậy, nên Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quantâm vấn đề đất đai, tăng cường quản lý nhà nước về đất đai. Chánh cương vắn tắt củaĐảng năm 1930 đã chỉ rõ: Thâu tóm hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của côngchia cho dân cày. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước tađã ban hành nhiều sắc lệnh, đạo luật để quản lý đất đai. Khi cuộc kháng chiến chống thựcdân Pháp chưa hoàn thành, ngày 04/12/1953, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đãban hành Luật Cải cách ruộng đất nhằm xóa bỏ sự bóc lột của đế quốc, phong kiến dochiếm hữu đất đai mang lại. Cũng từ đó, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm banhành, sửa đổi, bổ sung các quy định, các chủ trương, đường lối, chính sách trong quản lýnhà nước về đất đai cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Một trong các biện pháp hữu hiệu được Nhà nước chú trọng để nâng cao hiệulực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai đó là xử lý các vi phạm hành chính về đất đai.Các văn bản quan trọng liên quan đến xử lý vi phạm hành chính về đất đai là Nghị định143/CP ngày 27/5/1977 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ Xử phạt vi cảnh; Pháplệnh Xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989 của Hội đồng Nhà nước; Pháp lệnhXử lý vi phạm hành chính ngày 06/7/1995 của ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định04/NĐ-CP ngày 10/01/1997 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcđất đai; Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002 của ủy ban Thường vụ Quốchội; Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực đất đai. Nghị định 182/2004/NĐ-CP được ban hành trên cơ sở tổngkết rút kinh nghiệm thực tiễn thi hành Nghị định 04/NĐ-CP ngày 10/01/1997 của Chínhphủ phù hợp với Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002, có tính đến cácyêu cầu mới về đấu tranh, phòng, chống vi phạm pháp luật đất đai trong điều kiện nước tamở cửa, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Cácvăn bản trên đã góp phần lập lại trật tự trong quản lý, sử dụng đất đai, hạn chế những tiêucực nảy sinh. Tuy nhiên, trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, mặc dù Nhà nướccó nhiều văn bản để quản lý và xử lý vi phạm về đất đai, nhưng do đất đai trở thành hànghóa mà giá trị của nó ngày càng tăng với tốc độ rất cao, lợi nhuận thu được từ việc muabán đất đai không có mặt hàng và nghề kinh doanh nào sánh nổi. Vì vậy, những hành vivi phạm pháp luật đất đai, trục lợi từ đất diễn ra ngày càng phổ biến và nghiêm trọng.Những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tuy chưa đến mức nguy hiểm làtội phạm nhưng diễn ra ở khắp mọi nơi, hàng ngày, hàng giờ, không những gây khó khăncho quản lý nhà nước về đất đai, mà còn là nguyên nhân của những tranh chấp, mâu thuẫngay gắt trong nội bộ nhân dân và xã hội; nhiều khi chuyển hóa thành vụ việc hình sự, thànhđiểm nóng, thậm chí trở thành vấn đề chính trị. Về mặt thực tiễn, do chủ quan, coi thườngnhững vi phạm nhỏ nên xử lý không kiên quyết, thiếu nghiêm minh dẫn đến tình trạngcoi thường pháp luật, vi phạm ngày càng tràn lan, khó kiểm soát. Trong bối cảnh đó,nghiên cứu về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đaigóp phần lập lại trật tự kỷ cương, phòng, chống vi phạm, tăng cường quản lý nhà nước vềđất đai thực sự có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận cũng như thực tiễn đặt ra. Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc lưu vực sông Hồng, là tỉnh thuần nông, diệntích đất tự nhiên 154.542,0396 ha, dân số 1.845.000 người [6, tr. 3]. Nhiều thập kỷ, dưới sựlãnh đạo của Đảng và Nhà nước, người dân Thái Bình đã lao động cần cù, một nắng, haisương, sử dụng đất có hiệu quả, ít có vi phạm pháp luật đất đai; đã lập nên những kỳ tíchvới Bài ca 5 tấn, rồi 10 tấn, 12 tấn thóc/ha… Nhưng rồi, tháng 5/1997, Thái Bình đãxảy ra khiếu kiện đông người, gây mất ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; mộttrong những nguyên nhân đó là do ... cấp đất, bán đất trái thẩm quyền một cách phổbiến; chính quyền ở nhiều cơ sở đã lạm dụng việc xử phạt hành chính một cách tùy tiện,trái quy định, quá sức chịu đựng của dân, gây bất bình trong dân [47, tr. 7]. Sau sự kiệntrên, các cấp, các ngành trong tỉnh đã rút kinh nghiệm; đề ra các chủ trương, giải pháp sửachữa, khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót, chấn chỉnh công tác quản lý, xử phạt viphạm hành chính về đất đai, vì vậy các vi phạm pháp luật về đất đai ngày càng giảm.Những năm gần đây, Thái Bình đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tỷ trọngcông nghiệp, dịch vụ; xây dựng nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung; vớiphong trào xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha/năm và hộ gia đìnhcó thu nhập đạt 50 triệu đồng/ha/năm [53, tr. 1]. Với quyết tâm trên, Thái Bình từ tỉnh cóthu ngân sách trên địa bàn đạt 235 tỷ đồng năm 2001, đã vinh dự được vào câu lạc bộtỉnh có thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.000 tỷ đồng năm 2004. Nhưng bên cạnh đó: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: