Danh mục tài liệu

LUẬN VĂN:Việc làm trong ngành thuỷ sản ở tỉnh Cà Mau

Số trang: 85      Loại file: pdf      Dung lượng: 670.05 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chúng ta biết rằng việc làm không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại nói chung, của mỗi quốc gia, dân tộc nói riêng. Cho nên có thể nói hiệu quả của việc giải quyết việc làm cho người lao động gắn liền với sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó, đã...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN:Việc làm trong ngành thuỷ sản ở tỉnh Cà Mau LUẬN VĂN:Việc làm trong ngành thuỷ sản ở tỉnh Cà Mau MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chúng ta biết rằng việc làm không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội cótính chất toàn cầu, là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại nói chung, của mỗi quốcgia, dân tộc nói riêng. Cho nên có thể nói hiệu quả của việc giải quyết việc làm cho ngườilao động gắn liền với sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Đối với ViệtNam, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó, đãđược Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảngđã nhấn mạnh: “Giải quyết việc làm là nhân tố quyết định để phát huy nhân tố con người,ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng vàyêu cầu bức xúc của nhân dân”. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã làmrõ thêm một bước đó là: “Khuyến khích người lao động tự tạo việc làm, phát triển nhanhcác loại hình doanh nghiệp để thu hút nhiều lao động chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làmcho nông dân, nhất là những nơi đất nông nghiệp bị chuyển đổi do công nghiệp hoá và đôthị hoá”. Tỉnh Cà Mau nằm ở cực Nam Tổ quốc, nằm ở điểm cuối Quốc lộ 1A, gần các nướcĐông Nam Á, Cà Mau có điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế, tiếp thu tiến bộ khoa học -công nghệ, chuyển giao công nghệ không chỉ với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long,Đông Nam Bộ, mà còn rất thuận lợi trong việc giao lưu với các nước khu vực Đông NamÁ và thế giới. Với tài nguyên khoáng sản của Cà Mau, ba mặt giáp biển, lại tiếp giáp với thềmlục địa rộng lớn, Cà Mau có tiềm n ăng về dầu hoả và khí đốt, nguồn thuỷ sản dồi dào…nó có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ đó, tỉnhđã định hướng phát triển ngành thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh , như N ghịquyết 04/NQ-TU ngày 26/04/1999 c ủa Tỉnh uỷ Cà Mau đã xác định “Là tỉnh có điềukiện tự nhiên thuận lợi và tiềm n ăng thuỷ sản to lớn, đa dạng để phát triển thành ngànhkinh tế mũi nhọn góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đưa kinh tế CàMau từng b ước hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới”. Trong quá trình tổ chức thựchiện ngành thuỷ sản đã góp phần có hiệu quả vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, nếunăm 2000 thu nhập bình quân đạt 350 USD/người thì đến năm 2005 là 582 USD/người.Trong 9 đơn vị hành chính của tỉnh (trừ thành phố Cà Mau) thì kinh tế của các huyệnnhư Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi, Phú Tân, Trần Văn Thời phát triển mạnh hơn cáchuyện khác nhờ có thế mạnh thuỷ sản. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh có nhiều thuận l ợi. Song cũngđặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết như: về việc làm cho người lao động, kết cấu hạtầng, y tế, giáo dục... Trong đó, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động để họ cócuộc sống ổn định là vấn đề nổi cộm bởi bộ phận lao động này khi tách khỏi môitrường sống quen thuộc trước đây như một hiện tượng vừa mang tính khách quan phổbiến của quá trình chuyển dịch c ơ cấu sản xuất, do mang tính đặt thù của tỉnh Cà Mau.Hiện nay số lượng lao động chuyển đổi ngành nghề khá lớn như từ nông nghiệp là phổbiến sang lĩnh vực khai thác nuôi trồng, chế biến. Nhiều hộ không đủ vốn để sản xuấtkinh doanh mở rộng dịch vụ; trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp,không có tiền đi học nghề để hoà nhập vào môi trường mới. Vì vậy tình trạng người laođộng sau khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì đời sống của họ cũng gặp không ít khókhăn. Xuất phát từ những vấn đề trên khi mà quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mởrộng qui mô sản xuất thực hiện ngành kinh tế mũi nhọn thì cần phải có chiến lược đồng bộvà cụ thể, trong đó vấn đề tạo việc làm trong ngành thuỷ sản cần được chú trọng. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Việc làm trong ngành thuỷ sản ở tỉnh CàMau” làm luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Những nội dung liên quan đến đề tài giải quyết việc làm cho người lao động trongnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã có một số công trình nghiên cứu đólà: - Nolwen.HenaffJean-Yves (Biên tập khoa học): Lao động, việc làm và nguồn nhânlực ở Việt Nam 15 năm đổi mới (Nxb Thế giới Hà Nội năm 2001). Trong các bài viết này,các tác giả đã trình bày tổng quát về các giải pháp để giải quyết việc làm như: chính sáchgiáo dục - đào tạo, tổ chức lại nền kinh tế chiến lược của cá nhân, gia đình và của cácdoanh nghiệp. - GS.TS Phạm Đức Thành: Vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam (Tạp chí Kinh tếvà phát triển, số 64). Phạm vi của bài viết này, tác giả đã đánh giá hiện trạng việc làm vàthất nghiệp, trên cơ sở đó đề ra hướng giải quyết việc làm cho người lao động. - TS Nguyễn Hữu Dũng: Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình đôthị hoá, công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn (Tạp chí Lao động - xã hội số 246, từngày 1-15/9/2004). Nội dung bài viết, tác giả nêu lên thực trạng về lao động và việc làm ởnông thôn trong quá trình đô thị hoá và đưa ra các giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đềlao động và việc làm. - Đào Mai Phước: Việc làm cho người lao động ngoại thành Hà Nội trong quá trìnhđô thị hoá, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội, 2006, Học viện Chính trị quốc gia Hồ ChíMinh. Các công trình nêu trên chủ yếu nghiên cứu tiếp cận vấn đề việc làm ở góc độchung khác nhau. Song chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề việc làm trong ngànhthủy sản tỉnh Cà Mau. 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích Phân tích việc làm trong ngành thuỷ sản ở tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2000 - 2007. Từđó thấy được những thành công, hạn chế và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làmtrong ngành thuỷ sản tỉnh Cà Mau, cho những bước tiếp theo trong quá trình phát triển kinhtế - ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: