
Luật dự án kinh tế
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luật dự án kinh tếLuật dự án kinh tếBÀI I : ĐẠI CƯƠNG VỀ LUẬT KINH TẾ VÀ CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH TẠI VIỆT NAM 1. Khái niệm về luật kinh tế 2. Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế 3. Phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế 4. Chủ thể tham gia trong luật kinh tế 5. Vai trò của luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường 6. Các hình thức kinh doanh tại Việt Nam1. KHÁI NIỆM LUẬT KINH TẾ (LUẬT KINH DOANH) : Hệ thống pháp luật của một nước gồm nhiều qui định được sắp xếp theo một trậttự thứ bậc, có mối liên hệ nhau, trong đó một hệ thống pháp luật gồm nhiều ngànhluật; mỗi ngành luật gồm nhiều chế định pháp luật; mỗi chế định pháp luật gồm nhiềuqui phạm pháp luật. Như vậy, một ngành luật gồm nhiều chế định pháp luật cùng loạihay gồm các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật thuộc một lãnh vựccủa xã hội. Luật kinh tế (hay luật kinh doanh) là một ngành luật trong hệ thống pháp luậtViệt Nam, gồm tổng thể các qui phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnhcác quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế và sản xuất kinh doanhgiữa các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế với các tổ chức kinh tế hoặc giữa các tổchức kinh tế với nhau hay nói khác đi luật kinh tế (hay luật kinh doanh) gồm nhữngqui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong lãnh vực kinh doanh Trong giai đoạn nước ta theo nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các hoạt độngkinh doanh chủ yếu thực hiện giữa các đơn vị kinh tế Nhà nước, các hình thức kinh tếtư nhân rất hạn chế, do đó luật kinh doanh (lúc đó thường được gọi tên là luật kinh tế)thực chất là những qui định trong lãnh vực quản lý kinh tế của Nhà nước và các đơn vịkinh doanh thực hiện các chỉ tiêu được định sẵn Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiềuthành phần theo cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà nước với sự tham gia củanhiều thành phần kinh tế nên khái niệm về luật kinh doanh được hiểu là tổng thể cácqui phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh doanh phátsinh trong quá trình tổ chức, quản lý kinh tế của Nhà nước và trong quá trình sản xuấtkinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau, do đó, có phạm vi rộng và đa dạnghơn so với quan điểm cũ.2. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT KINH TẾ : Đối tượng điều chỉnh là thuật ngữ để chỉ quan hệ xã hội (quan hệ pháp luật) cụthể chịu sự tác động của qui phạm pháp luật tương ứng Đối tượng điều chỉnh của luật kinh doanh chỉ những quan hệ pháp luật chịu sựtác động của các qui phạm pháp luật về kinh doanh, gồm các nhóm quan hệ sau đây: 2.1. Nhóm quan hệ phát sinh giữa các cơ quan quản lý kinh tế và chủ thểkinh doanh: Nhóm quan hệ nầy thể hiện mối tương quan giữa cơ quan quản lý Nhà nước vềkinh tế và chủ thể bị quản lý, được hình thành và thực hiện trên nguyên tắc quyền uy,phục tùng. Nói khác đi, quan hệ nầy phát sinh theo ý chí của cấp quản lý và dựa trêncác quyết định mang tính chất mệnh lệnh mà chủ thể bị quản lý phải thực hiện. 2 2.2. Nhóm quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa cácchủ thể kinh doanh : Đây là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt độngsản xuất kinh doanh giữa các chủ thể nhằm đáp ứng nhu cầu của các bên khi tham giathị trường. Trong các nhóm quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật kinh doanhhiện nay, đây là nhóm quan hệ chủ yếu, thường xuyên và phổ biến nhất. 2.3. Nhóm quan hệ kinh tế phát sinh trong nội bộ đơn vị : Trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều loại hình doanh nghiệp và các loại hìnhnầy có khi được hình thành từ nguồn vốn của nhiều chủ thể, nhiều thành viên. Trongthời gian hợp tác sản xuất kinh doanh, có thể xảy ra những mối quan hệ về kinh tế giữacác thành viên (về quyền, nghĩa vụ trong kinh doanh, về việc phân phối lợi nhuận,…).Các quan hệ nầy cũng sẽ được luật kinh doanh điều chỉnh.3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT KINH TẾ : Phương pháp điều chỉnh là cách thức tác động của qui phạm pháp luât lên đốitượng điều chỉnh. Luật kinh doanh áp dụng các phương pháp điều chỉnh sau : 3.1 Phương pháp mệnh lệnh : Đặc trưng của phương pháp nầy là các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đượcquyền ban hành những qui định (dựa trên ý chí, quan điểm của Nhà nước) mà các chủthể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật phải thực hiện. Nhà nước áp dụng phương pháp điều chỉnh này ứng với các qui phạm pháp luậtkhi tác động vào các quan hệ pháp luật nền tảng, cơ bản hoặc các quan hệ pháp luậtliên quan mật thiết đến an ninh, trật tự công cộng. Trong luật kinh tế, phương pháp này được sử dụng chủ yếu để điều chỉnh nhómquan hệ giữa các cơ quan Nhà nước quản lý về kinh tế và các chủ thể kinh doanh, cáccơ quan Nhà nước có thẩm quyền được quyền ban hành những qui định mà các chủthể kinh doanh phải tuân theo, thể hiện vị trí bất bình đẳng giữa bên quản lý và bên bịquản lý. Như vậy, quan hệ quản lý kinh tế có những nét giống quan hệ quản lý hànhchánh nhưng không hoàn toàn đồng nhất vì tính chất mệnh lệnh trong phương phápđiều chỉnh của luật kinh doanh kém phần “cứng rắn” hơn so với luật hành chánh. 3.2. Phương pháp thỏa thuận, định đoạt : Đặc trưng của phương pháp nầy là các bên tham gia trong quan hệ pháp luật cóquyền dựa trên ý chí của mình để hình thành một cách xử sự mà các bên sẽ áp dụngkhi thiết lập các quan hệ với nhau. Khi phát sinh tranh chấp, cơ quan có thẩm quyềncủa Nhà nước sẽ dựa trên các thỏa thuận này để áp dụng các biện pháp chế tài đối vớibên vi phạm. Phương pháp này được áp dụng trong các quan hệ chưa được Nhà nước hìnhthành một cách xử sự mang tính bắt buộc hoặc Nhà nước có qui định một cách xử sựcụ thể nào đó nhưng cho phép các bên có quyền thỏa thuận một cách xử sự khác. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khái niệm về luật kinh tế kinh tế thị trường chế định pháp luật qui phạm pháp luật. kinh doanh tại việt nam . Phương pháp điều chỉnhTài liệu có liên quan:
-
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 323 0 0 -
Vai trò ứng dụng dịch vụ công của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
4 trang 306 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 291 0 0 -
7 trang 248 3 0
-
Nghiên cứu lý thuyết kinh tế: Phần 1
81 trang 235 0 0 -
Tiểu luận ' Dịch vụ Logistics '
18 trang 233 1 0 -
8 trang 225 0 0
-
Đề tài Thị trường EU và khả năng xuất khẩu của Việt nam sang thị trường này
75 trang 216 0 0 -
Hướng dẫn viết đề tài kiểm toán
14 trang 214 0 0 -
43 trang 196 0 0
-
229 trang 195 0 0
-
Tiểu luận 'Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội'
20 trang 188 0 0 -
Tiểu luận: 'Tổ chức quản lý, sử dụng lao động và tiền lương trong công ty Dệt- May Hà Nội'
69 trang 184 0 0 -
Cần đào tạo kiến thức kinh tế thị trường và phát triển bền vững cho cán bộ cấp cơ sở vùng Tây Bắc
7 trang 179 0 0 -
Tiểu luận: Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
36 trang 163 0 0 -
Tiểu luận Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
20 trang 161 0 0 -
24 trang 155 0 0
-
Tiểu luận Về mô hình tổng công ty
20 trang 151 0 0 -
5 trang 146 0 0
-
38 trang 139 0 0